1 CÔNG ĐẤT BAO NHIÊU M2 tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại được rất nhiều người hỏi. Bởi lẽ, từ thực tế cho thấy, 1 công đất tại tuỳ vùng sẽ có diện tích khác nhau.
Đặc biệt, khi tham gia vào thị trường bất động sản thì bạn cần tìm hiểu cách tính diện tích đất tại từng địa phương. Từ đó sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm đầu tư bất động sản tốt hơn.
Mời bạn cùng Ngôi Nhà Đầu Tiên phân tích 1 công đất bao nhiêu m2 qua bài viết dưới đây.
Mục lục: 1. Công đất là gì? 2. 1 công đất bao nhiêu m2 tại từng khu vực 3. Cách tính diện tích đất 4. Một số đơn vị đo đất khác |
Căn cứ pháp lý: Nghị định 86/2012/NĐ-CP
1. Công đất là gì?
Nếu bạn là người miền Nam thì chắc hẳn không quá xa lạ với tên gọi “công đất”. Bởi lẽ, có thể hiểu công đất là một công cụ đo lường diện tích đất mà ông bà vẫn thường gọi. Đây là tên gọi xuất phát từ xa xưa và vẫn được nhiều người quen dùng đến tận ngày nay.
Tuy nhiên, tên gọi này thường xuất hiện ở miền Nam Việt Nam. Khu vực miền Trung và miền Bắc thường dùng đơn vị sào, mẫu, thước để đo lường.
Chính vì lẽ đó, có thể nhiều người ở miền Trung, miền Bắc sẽ còn xa lạ với từ “công đất”.
1 công tầm lớn và 1 công tầm nhỏ bằng bao nhiêu m2
Do định nghĩa công đất là công cụ đo lường diện tích đất thường thấy ở miền Nam. Vì vậy, 1 công tầm lớn và 1 công tầm nhỏ cũng là từ ngữ dân gian xác định diện tích đất.
Thông thường, 1 công tầm nhỏ ngụ ý nói thửa đất nhỏ, khoảng 1.000m2.
1 công tầm lớn thì nói đến thửa đất có diện tích lớn hơn (trung bình dao động trong khoảng 1.250 đến 1.300m2). Bởi lẽ, việc xác định diện tích đất nông nghiệp của ông bà từ xa xưa vẫn chưa chuẩn xác như hiện nay.
Ngược dòng lịch sử, ta thấy nhiều địa phương còn hoang sơ được người dân khai phá và sử dụng đến nay. Cách tính diện tích đất thời kỳ đó vẫn chưa được chú trọng mà chủ yếu “nhắm chừng”. Vì vậy, cách tính này cũng sẽ có sự sai lệch ở nhiều địa phương.
2. 1 công đất bao nhiêu m2 tại từng địa phương
Công đất là đơn vị đo lường diện tích cổ xưa của ông bà thường dùng. Chính vì lẽ đó, tại mỗi vùng sẽ có cách tính diện tích đất theo tập quán rất khác nhau.
Ngày nay, để thống nhất cách đo lường diện tích đất trên toàn lãnh thổ thì những cách tính dân gian sẽ được quy chuẩn thành m2. Việc xác định diện tích này do địa chính tiến hành đo đạc theo m2 để tính diện tích đất sử dụng.
Ngôi Nhà Đầu Tiên sẽ cùng bạn tìm hiểu cách tính 1 công đất bao nhiêu m2 tại các địa phương.
1 công đất bao nhiêu m2 tại Nam Bộ
Theo phụ lục VI Nghị định 86/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đo lường có nói đến cách tính “công đất”. Theo đó công đất là đơn vị đo theo tập quán trong nước. 1 công đất sẽ được quy đổi theo đơn vị đo pháp định là 1.296m2 (dân gian hay gọi công tầm lớn).
1 công đất bao nhiêu m2 tại Bắc Bộ và Trung Bộ
Theo phụ lục VI Nghị định 86/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đo lường cũng có đề cập đến vấn đề này. Theo đó, cụm từ “công đất” thường ít dùng đo lường diện tích ở miền Bắc và miền Trung. Thay vào đó, tại các địa phương này người dân hay dùng từ “mẫu”, “sào”, “thước” để xác định diện tích đất.
Nghị định này cũng nêu rõ:
1 mẫu Nam Bộ = 10 công = 12.960 m2.
1 mẫu Trung Bộ = 10 sào Trung Bộ = 4.999,5 m2 (1 sào Trung Bộ = 15 thước Trung Bộ = 499,95 m2.
1 mẫu Bắc Bộ = 10 sào Bắc Bộ = 3.600 m2 (1 sào Bắc Bộ = 15 thước Bắc Bộ = 360 m2).
3. Cách tính diện tích đất
Ngày nay, khi bất động sản phát triển thì “tất đất như tất vàng” nên diện tích đất được tính toán kỹ lưỡng hơn. Theo đó, diện tích đất sẽ được tính theo m2 dựa theo chiều dài và chiều rộng thửa đất.
Một số cách tính diện tích đất phổ biến hiện nay như:
Cách tính diện tích đất hình chữ nhật:
Diện tích = chiều dài x chiều rộng
Ví dụ: thửa đất ngang 5 mét, dài 20 mét thì diện tích đất là 100 m2 (5×20).
Cách tính diện tích đất hình vuông:
Diện tích = cạnh x cạnh
Ví dụ: thửa đất ngang 10 mét, dài 20 mét thì diện tích đất là 200 m2 (10×20).
Cách tính diện tích đất hình tam giác vuông:
Diện tích = (chiều dài x chiều rộng)/2
Ví dụ: thửa đất chiều dài 10 mét, chiều rộng 20 mét thì diện tích đất là 100 m2 ((10×20)/2).
Để biết diện thửa đất của mình, bạn có thể xem tại trang 2 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (còn gọi sổ đỏ, sổ hồng).
4. Một số đơn vị đo đất khác
Như Ngôi Nhà Đầu Tiên đã đề cập, ngoài “công đất” thì còn nhiều cách đo lường diện tích đất. Cụ thể, dân gian còn hay dùng sào, mẫu, thước để đo lường diện tích đất.
Tuy nhiên, ngày nay thì người dân ngày càng hạn chế dùng tên gọi dân gian đo lường diện tích đất. Bởi lẽ, nhưng tên gọi này không có sự thống nhất chung, gây khó hiểu.
Thay vào đó, thông thường đất ở (đất ở nông thôn, đất ở đô thị) thường được người dân tính bằng m2. Bởi vì đất ở thường có diện tích nhỏ, dùng trong xây nhà.
Đối với đất nông nghiệp, người dân thường gọi bằng hécta (còn gọi ha). Đây cũng là đơn vị đo lường được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.
Theo phụ lục IV Nghị định 86/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đo lường, 1 hécta bằng 10.000 m2. Đây là cách tính chỉ dùng trong diện tích ruộng đất.
1 công đất bằng bao nhiêu ha?
Theo quy ước tại Nghị định 86/2012/NĐ-CP ta có thể tính như sau:
1 công đất = 1.296 m2; 1 ha = 10.000 m2
Ta có 1 ha = 10.000/1.296 = 7,716 công (gần 8 công mới bằng 1 ha).
Có thể nói, do công đất là cách tính dân gian nên khó cho những ai lần đầu tiếp cận. Tuy nhiên, ngày nay thì đo đạc diện tích đất đã được tính toán theo quy chuẩn của pháp luật.
Thông qua bài viết 1 công đất bao nhiêu m2, Ngôi Nhà Đầu Tiên hy vọng đem đến cho bạn một cái nhìn đầy đủ hơn về khái niệm này.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!