Kiến Thức Bất Động Sản

1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

1 TRIỆU CĂN HỘ NHÀ Ở XÃ HỘI cho đối tượng thu nhập thấp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội theo hình thức trực tuyến, kết nối từ trụ sở Chính phủ tới 63 tỉnh, thành phố trên cả nước sáng ngày 16/3/2024.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vừa là một trong những trụ cột của các chính sách an sinh xã hội, vừa là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Trước đó, ngày 3/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định 338/QĐ-TTg về “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”.

Theo đó, Chương trình 120.000 tỉ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư vay với mức lãi suất thấp.

Theo Bộ Xây dựng, hiện cả nước đã quy hoạch 1.316 khu đất, với quy mô 8.611 ha làm nhà ở xã hội. Từ năm 2021 đến năm 2023, trên địa bàn cả nước có 499 dự án nhà ở xã hội được triển khai với quy mô hơn 411 ngàn căn.

Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất, triển khai gói tín dụng ưu đãi 120 nghìn tỷ cho vay hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội. Đến nay, các ngân hàng đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng; trong đó đã có 8 dự án nhà ở xã hội tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng.

Sắp tới, Thủ tướng sẽ tiếp tục phát động phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc.

Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030

Nhiều cơ chế, chính sách cho 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Chính phủ đã hoàn thiện xây dựng các dự án luật theo kế hoạch và tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 ngày 27/11/2023 và Luật Kinh doanh Bất động sản số 29/2023/QH15 ngày 28/11/2023; đồng thời tại kỳ họp bất thường thứ 5, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); theo đó đã có nhiều cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, cắt giảm thủ tục hành chính, tăng cường ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội. Điển hình:

  • Được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất của dự án; chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được miễn và không phải thực hiện thủ tục đề nghị miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
  • Được ưu đãi thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế;
  • Được dành tỷ lệ tối đa 20% tổng diện tích đất ở trong phạm vi dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại, nhà ở thương mại; được hạch toán riêng, không phải tính chi phí đầu tư xây dựng phần công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại, nhà ở thương mại này vào giá thành nhà ở xã hội;
  • Được vay vốn với lãi suất ưu đãi; trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê thì được vay vốn với lãi suất thấp hơn và thời gian vay dài hơn so với trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua theo quy định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ;

Bên cạnh đó, cắt giảm quy định điều kiện cư trú với đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội; đối với đối tượng thuê nhà ở xã hội thì không phải xác nhận điều kiện về cư trú và điều kiện về thu nhập;

Các đối tượng là công nhân, lực lượng vũ trang được hưởng thêm các chính sách riêng về nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp và nhà ở cho lực lượng vũ trang;…

chung cư

Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 03/2023/TT-BXD ngày 28/4/2023 sửa đổi Thông tư 09/2021/TT-BXD ngày 16/8/2021, cho phép các dự án chưa có quy hoạch chi tiết thì được sử dụng quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung tại những khu vực không yêu cầu lập quy hoạch phân khu để đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án, rút ngắn thủ tục hành chính.

Bộ Xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 về sửa đổi, bổ sung các Nghị định lĩnh vực quản lý nhà nước Bộ Xây dựng, trong đó có đã đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ.

Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế trong đó đề xuất trong quy hoạch khu công nghiệp phải bố trí quỹ đất để làm nhà lưu trú công nhân.

Kết quả 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước đã quy hoạch 1.316 khu đất với quy mô 8.611 ha làm nhà ở xã hội, như vậy so với báo cáo năm 2020 (3.359ha) thì diện tích đất phát triển nhà ở xã hội đến nay đã tăng thêm 5.252 ha.

Theo đó, một số địa phương quan tâm đến việc quy hoạch quỹ đất phát triển nhà ở xã hội như: Đồng Nai 1.063ha, TP Hồ Chí Minh 608 ha, Long An 577ha, Hải Phòng 471ha, Hà Nội 412ha.

nhà ở

Về kết quả triển khai thực hiện dự án nhà ở xã hội trong giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2023, qua tổng hợp báo cáo của các địa phương trên địa bàn cả nước có 499 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 411.250 căn, trong đó:

– Số lượng dự án hoàn thành: 72 dự án với quy mô 38.128 căn

– Số lượng dự án đã khởi công xây dựng: 129 dự án với quy mô 114.934 căn

– Số lượng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư: 298 dự án với quy mô 258.188 căn.

Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã giao trong năm 2024 nỗ lực phấn đấu trên địa bàn cả nước hoàn thành khoảng 130 nghìn căn hộ nhà ở xã hội.

LẤN CHIẾM ĐẤT NGƯỜI KHÁC

LẤN CHIẾM ĐẤT NGƯỜI KHÁC phạm tội gì?

“rel”nofollow””

 phạm tội gì?

LẤN CHIẾM ĐẤT NGƯỜI KHÁC là hành vi ảnh hưởng đến quyền lợi người bị lấn chiếm. Tình trạng này xuất hiện nhan nhản khắp nơi khiến người dân rất bức xúc, đau đầu.

Chúng tôi sẽ phân tích tình trạng “lấn chiếm đất người khác” trong thực tế. Đồng thời, bài viết cũng nêu rõ cách xử lý khi bị lấn chiếm đất đai để bạn đọc nắm rõ.

Mục lục:

  1. Lấn chiếm đất người khác
  2. Tội chiếm đoạt đất đai
  3. Cách xử lý khi bị lấn chiếm đất đai
  4. Mẫu đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai
  5. Hàng xóm lấn đất đã làm nhà có đòi được không
  6. Thẩm quyền xử phạt hành vi lấn, chiếm đất

Căn cứ pháp lý:

1. Lấn chiếm đất người khác

Hành vi lấn chiếm đất đai thường xảy ra giữa các hộ gia đình liền kề. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tranh chấp đất đai.

Khoản 1,2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP giải thích về hành vi lấn, chiếm đất đai như sau:

Lấn đất đai là gì?

Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà:

  • Không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép; hoặc
  • Không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
Lấn, chiếm đất đai là gì?
Lấn, chiếm đất đai là gì?

Chiếm đất đai là gì?

Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.
  • Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.
  • Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp).
  • Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH Là Gì? Cách Xác Định Địa Giới Hành Chính

2. Tội lấn chiếm đất người khác

Lấn chiếm đất người khác là gồm 2 hành vi là lấn đất và chiếm đất. Hành vi lấn, chiếm đất của người khác được xác định là hành vi vi phạm pháp luật và được xử lý nghiêm khắc. Hình thức xử phạt tội chiếm đoạt đất đai phụ thuộc vào loại đất bị lấn chiếm, diện tích, khu vực và người thực hiện hành vi.

Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 nêu rõ, lấn, chiếm đất đai là một trong các hành vi bị nghiêm cấm. Do đó, việc lấn chiếm đất của người khác sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Đồng thời, hành vi lấn, chiếm đất sẽ bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP.

Trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện bởi tổ chức thì sẽ có mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân nhưng không được quá 1 tỷ đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm phải chấp hành các hình thức xử phạt bổ sung (nếu có) theo quy định tại khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP.

Ngoài hình thức xử phạt vi phạm hành chính thì người, tổ chức thực hiện việc lấn chiếm đất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015, quy định về tội “Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai” với khung hình phạt lên đến 7 năm tù và số tiền có thể phải nộp phạt cao nhất là 500 triệu đồng.

3. Cách xử lý khi bị lấn chiếm đất đai

Có thể thấy, việc tranh chấp đòi lại quyền lợi khi bị hàng xóm lấn chiếm đất thuộc tranh chấp về quyền sử dụng đất. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc có hành vi lấn chiếm đất người khác.

Căn cứ Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, người bị lấn chiếm giải quyết như sau:

3.1 Thương lượng, hòa giải với người có hành vi lấn chiếm đề đòi lại phần diện tích bị lấn chiếm (nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở);

3.2 Nếu không thể thương lượng, hòa giải thì người bị lấn chiếm cần gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành hòa giải nếu không thể tự hòa giải. Sau khi tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã:

  • Nếu hòa giải thành: Thực hiện theo kết quả hòa giải. Trường hợp lấy lại được đất bị lấn chiếm và có thay đổi hiện trạng về ranh giới đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để sửa lại ranh giới.
  • Nếu hòa giải không thành: Người bị lấn chiếm đất có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp để giải quyết (theo khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013).
Cách xử lý khi bị lấn chiếm đất đai
Cách xử lý khi bị lấn chiếm đất đai

3.3 Người có đất bị lấn chiếm khởi kiện đến Tòa án theo quy định trong trường hợp các bên hòa giải không thành.

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp:

Cách xử lý khi bị lấn chiếm đất đai có Sổ đỏ

Trong trường hợp các bên tranh chấp có Sổ đỏ hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất, nếu muốn giải quyết tranh chấp thì chỉ được khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất.

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

Đơn khởi kiện theo mẫu; Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất; Biên bản hòa giải có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã và có chữ ký của các bên tranh chấp; Giấy tờ của người khởi kiện: Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân; Các giấy tờ chứng minh khác theo yêu cầu khởi kiện của bên khởi kiện (ví dụ như văn bản đo đạc, trích lục hồ sơ địa chính…)

Cách xử lý khi bị lấn chiếm đất đai chưa có Sổ đỏ

Trường hợp đất không có Sổ đỏ hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, có thể lựa chọn một trong hai cách giải quyết sau:

  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân;
  • Hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết.

Theo đó, trường hợp giải quyết tại Ủy ban nhân dân, thẩm quyền giải quyết thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp huyện. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định.

4. Mẫu đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai

Nếu không thể thương lượng, hòa giải thì người bị lấn chiếm nên làm đơn gửi đến cơ quan chức năng giải quyết.

Theo đó, nội dung mẫu đơn cần thể hiện rõ hành vi của người lấn chiếm cùng căn cứ chứng minh nội dung tố cáo. Người bị lấn chiếm có thể tham khảo theo mẫu đơn dưới đây.

Hàng xóm lấn đất đã làm nhà có đòi được không
Hàng xóm lấn đất đã làm nhà có đòi được không

5. Hàng xóm lấn đất đã làm nhà có đòi được không

Từ các căn cứ trên ta có thể hiểu, lấn chiếm đất người khác là hành vi trái pháp luật. Vì vậy, nếu hàng xóm lấn đất đã làm nhà thì có thể thỏa thuận hoặc khởi kiện đòi lại phần đất bị lấn, chiếm.

Bên cạnh việc bị phạt hành chính thì người lấn chiếm còn có thể bị xử lý hình sự như mục “Tội chiếm đoạt đất đai” đã được phân tích. Đồng thời, người lấn chiếm buộc phải trả lại hiện trạng đã lấn cho chủ sử dụng. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình, nếu phát hiện hàng xóm lấn đất thì nên nhanh chóng can thiệp, xử lý.

6. Thẩm quyền xử phạt hành vi lấn, chiếm đất

Thẩm quyền xử phạt hành vi lấn chiếm đất người khác thuộc:

  • Thẩm quyền giải quyết thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp huyện (trường hợp đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết)
  • Thẩm quyền giải quyết thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp tỉnh (trường hợp đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết)
  • Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân (nếu không đồng ý quyết định giải quyết của UBND cấp huyện và cấp tỉnh thì có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân tỉnh).

Trên đây là bài viết về LẤN CHIẾM ĐẤT NGƯỜI KHÁC, hy vọng cung cấp thông tin hữu ích đến bạn đọc.

>>> ĐẤT ĐAI THUỘC SỞ HỮU CỦA AI?

Trung Oanh

Điều kiện nhận tặng cho đất lúa

ĐIỀU KIỆN NHẬN TẶNG CHO ĐẤT LÚA

Điều kiện nhận tặng cho đất lúa là một trong những vấn đề nhiều người quan tâm. Đặc biệt những hộ gia đình cha mẹ cho con đất trồng lúa.

Để làm rõ vấn đề này, Ngôi Nhà Đầu Tiên phân tích ĐIỀU KIỆN NHẬN TẶNG CHO ĐẤT LÚA trong bài viết dưới đây.

Mục lục:

  1. Các loại đất hiện nay
  2. Điều kiện nhận tặng cho đất lúa
  3. Cha mẹ cho con đất trồng lúa

Cơ sở pháp lý:


1. Các loại đất hiện nay

Theo Điều 10 Luật đất đai năm 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân thành 3 nhóm sau:

Nhóm đất nông nghiệp

  • Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
  • Đất trồng cây lâu năm;
  • Đất rừng sản xuất;
  • Đất rừng phòng hộ;
  • Đất rừng đặc dụng;
  • Đất nuôi trồng thủy sản;
  • Đất làm muối;
  • Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

ĐẤT NÔNG NGHIỆP Là Gì?

Nhóm đất phi nông nghiệp

  • Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
  • Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
  • Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
  • Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
  • Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
  • Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
  • Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?

Nhóm đất chưa sử dụng

Nhóm đất chưa sử dụng là những loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

Đất ở là loại đất được phép xây nhà để ở
Đất ở là loại đất được phép xây nhà để ở

2. Điều kiện nhận tặng cho đất lúa

Điều kiện nhận tặng cho đất lúa được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai năm 2023. Cụ thể, người nhận tặng cho đất lúa phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tạikhoản 1 Điều 168 của Luật này;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài các điều kiện trên, người được nhận tặng cho đất lúa còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

Việc thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

3. Cha mẹ cho con đất trồng lúa

Thực trạng thời gian qua, nhiều gia đình cha mẹ làm nghề nông, trồng lúa nuôi con. Sau khi con trưởng thành, cha mẹ cũng già yếu và mong muốn tặng cho con tài sản đất trồng lúa. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành quy định hạn chế quyền chuyển nhượng, tặng cho đất lúa. Điều này nhằm bảo vệ diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt đất trồng lúa. Nhưng cũng chính điều này gây nhiều bất cập khi không ít bậc cha mẹ cho con đất trồng lúa không được.

Cha mẹ cho con đất trồng lúa cần thỏa mãn các điều kiện nhận tặng cho đất lúa như đã đề cập ở trên.

Cha mẹ cho con đất trồng lúa không được

Trường hợp không được nhận nhận tặng cho quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 191 Luật Đất đai năm 2023. Cha mẹ cho con đất trồng lúa không được trong trường hợp này. Cụ thể, khoản 3 và khoản 4 Điều 191 nêu rõ:

  • Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
  • Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Cha mẹ cho con đất trồng lúa

Xác nhận trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Căn cứ xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp dựa vào Thông tư 33/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cụ thể, khoản 3 Điều 3 Thông tư 33/2017, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;
  • Có ít nhất một thành viên của hộ gia đình không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;
  • Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;
  • Trường hợp giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình theo quy định tại Điều 54 của Luật đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình thì chỉ căn cứ quy định tại Điểm b Khoản này.

Trên đây là bài viết về “ĐIỀU KIỆN NHẬN TẶNG CHO ĐẤT LÚA” theo quy định hiện hành.

Trung Oanh

ĐẤT TRỒNG CÂY HÀNG NĂM

ĐẤT TRỒNG CÂY HÀNG NĂM là gì? Điều kiện chuyển nhượng đất

Đất trồng cây hàng năm là một trong những loại đất phổ biến, phân bổ khắp các tỉnh thành Việt Nam. Chính vì lẽ đó, lượng giao dịch loại đất này cũng chiếm đa số, nhất là tại các vùng nông thôn.

Để đảm bảo đầy đủ quyền lợi của mình, chủ sử dụng nên nắm vững một số kiến thức cơ bản về ĐẤT TRỒNG CÂY HÀNG NĂM.

Mục lục

  1. Đất trồng cây hàng năm là gì?
  2. Thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm
  3. Đất trồng cây hàng năm có được xây nhà không?
  4. Điều kiện để chuyển nhượng đất trồng cây hàng năm

Cơ sở pháp lý:


1. Đất trồng cây hàng năm là gì?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, đất trồng cây hàng năm nằm trong nhóm đất nông nghiệp. Theo đó, đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

ĐẤT NÔNG NGHIỆP Là Gì?

Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên phục vụ cho việc trồng lúa nước, loại đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nước trên nương. Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm đất bằng sử dụng vào mục đích trồng cây hàng năm khác và làm nương rẫy trồng cây hàng năm khác.

Đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng các loại như cây rau, màu, dược liệu, gai, đay, mía, cói, sả, dâu tằm,… và đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc.

Đất trồng cây hàng năm là gì?
Đất trồng cây hàng năm là gì?

Theo phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định: Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm, kể cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá 05 năm và cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ.

Ký hiệu đất trồng cây hàng năm là CHN

2. Thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm

Thời hạn sử dụng đất là khoản thời gian mà người sử dụng đất được thực hiện các quyền lợi hợp pháp trên đất. Tuỳ từng trường hợp và từng loại đất mà có thời hạn sử dụng khác nhau như: ổn định lâu dài, 50 năm, 70 năm, 99 năm.

Để biết thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm của hộ gia đình, cá nhân thì người sử dụng có thể xem tại trang 2 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (còn gọi sổ hồng). Thông thường, thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm đối với hộ gia đình, cá nhân là không quá 50 năm.

Khi hết thời hạn sử dụng đất, hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp có nhu cầu thì trược tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định. Trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất, xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng căn cứ vào Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Tuy nhiên, nếu trường hợp Nhà nước ra quyết định thu hồi đất vì các mục đích sau thì không được gia hạn, cụ thể:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh;
  • Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe doạ tính mạng con người.

3. Đất trồng cây hàng năm có được xây nhà không?

Theo quy định pháp luật, đất trồng cây hàng năm là loại đất dùng để trồng các loại cây hàng năm. Chính vì vậy, chủ sử dụng không thể tuỳ tiện xây nhà để ở trên đất trồng cây hàng năm. Nếu chủ sử dụng vi phạm pháp luật về đất đai sẽ bị Nhà nước thu hồi đất.

Pháp luật cũng quy định rõ, đất xây nhà để ở gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị. Nếu chủ sử dụng có nhu cầu xây nhà thì cần chuyển đất trồng cây hàng năm lên đất ở.

ĐẤT THỔ CƯ LÀ GÌ?

Đất trồng cây hàng năm có được xây nhà không?
Đất trồng cây hàng năm có được xây nhà không?

Để chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm lên đất ở cần xem xét đến 2 yếu tố chính sau:

+ Kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt của UBND cấp huyện cho thấy khu vực đất phù hợp kế hoạch chuyển đổi lên đất ở;

+ Nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Tóm lại, nếu thửa đất nằm trong khu vực được chuyển đổi lên đất ở thì chủ sử dụng sẽ có thể làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm lên đất ở. Sau khi chuyển mục đích sử dụng lên đất ở thành công thì chủ sử dụng mới được phép xây nhà.

4. Điều kiện để chuyển nhượng đất trồng cây hàng năm

Điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người sử dụng phải đáp ứng đủ các điều kiện chung sau:

+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Đất không có tranh chấp;

+ Đất trong thời hạn sử dụng;

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

+ Việc chuyển nhượng phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật (phải công chứng, chứng thực).

Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa
Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa theo khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai năm 2013.

Điều kiện để chuyển nhượng đất trồng cây hàng năm

Để chuyển nhượng đất trồng cây hàng năm thì người chuyển phải đáp ứng các điều kiện như trên, đồng thời phải thoả mãn các điều kiện sau:

+ Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác (điểm b khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013).

+ Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa (khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai năm 2013).

+ Người nhận chuyển nhượng phải thoả mãn các điều kiện về hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp theo Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Cụ thể, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp như sau:

– Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

– Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất bằng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất.

Trên đây là nội dung về ĐẤT TRỒNG CÂY HÀNG NĂMNgôi Nhà Đầu Tiên muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng đem đến thông tin hưu ích cho bạn đọc.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

đất đai thuộc sở hữu của ai

ĐẤT ĐAI THUỘC SỞ HỮU CỦA AI

Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Chính vì vậy, đất đai được quản lý theo pháp luật. Việc tìm hiểu “đất đai thuộc sở hữu của ai” là điều cần thiết.

Ngôi Nhà Đầu Tiên cùng bạn tìm hiểu ĐẤT ĐAI THUỘC SỞ HỮU CỦA AI thông qua bài viết dưới đây nhé!

Mục lục:

  1. Đất đai thuộc sở hữu của ai?
  2. Quyền của Nhà nước đối với đất đai
  3. Hành vi bị nghiêm cấm của người sử dụng đất

Căn cứ pháp lý:


1. Đất đai thuộc sở hữu của ai?

Từ khi Hiến pháp năm 1980 có hiệu lực, quy định một hình thức sở hữu về đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Điều 53 Hiến pháp hiện hành (Hiến pháp năm 2013) tiếp tục quy định: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Đồng thời, Điều 54 của Hiến pháp này cũng quy định cụ thể:

+  Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.

+ Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.

+ Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.

+ Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Tại Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định cụ thể như sau: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Người sử dụng đất (các tổ chức, cá nhân…) không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền sử dụng đất.

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

2. Quyền của Nhà nước đối với đất đai

Nhằm đảm bảo việc sử dụng đất được đồng bộ, góp phần vào sự phát triển của đất nước, quyền của Nhà nước đối với đất đai được quy định rõ từ Điều 13 đến Điều 21 Luật Đất đai năm 2013. Cụ thể, Nhà nước có các quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai như sau:

+ Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.

+ Quyết định mục đích sử dụng đất.

+ Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất.

+ Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất.

+ Quyết định giá đất.

+ Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.

+ Quyết định chính sách tài chính về đất đai.

+ Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất/cho thuê đất/công nhận quyền sử dụng đất

Người sử dụng đất cần sử dụng theo quy định pháp luật.
Người sử dụng đất cần sử dụng theo quy định pháp luật.

3. Hành vi bị nghiêm cấm của người sử dụng đất

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng đất hợp pháp của tổ chức, cá nhân được giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, nhằm đảm bảo việc sử dụng đất có hiệu quả, Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 quy định những hành vi bị cấm gồm:

+ Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

+ Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

+ Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

+ Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

+ Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

+ Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.

+ Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

+ Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng đất (tổ chức, cá nhân) có các quyền: cho thuê, thừa kế, chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn đối với đất đai.

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề ĐẤT ĐAI THUỘC SỞ HỮU CỦA AI mà Ngôi Nhà Đầu Tiên muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về quyền sở hữu đất đai.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

HỆ SỐ SỬ DỤNG ĐẤT Là Gì? Cách Tính Hệ Số Sử Dụng Đất

giá đất nông nghiệp

GIÁ ĐẤT NÔNG NGHIỆP được tính thế nào?

GIÁ ĐẤT NÔNG NGHIỆP là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi lẽ, đất nông nghiệp là một trong nhóm đất được nhiều người giao dịch sôi nổi trên thị trường.

Trong khuôn khổ bài viết này, Ngôi Nhà Đầu Tiên sẽ cùng bạn phân tích những vấn đề xoay quanh giá đất nông nghiệp.

Mục lục:

  1. Giá đất nông nghiệp là gì?
  2. Bảng giá đất nông nghiệp hiện nay
  3. Bảng giá đất được ban hành hàng năm từ năm 2026

Căn cứ pháp lý:

1. Giá đất nông nghiệp là gì?

Đất nông nghiệp là loại đất có mục đích sử dụng để sản xuất nông nghiệp, bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng,… Đất nông nghiệp vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu; vừa là tài liệu lao động; vừa là đối tượng lao động của ngành “Nông – Lâm Nghiệp”.

Có thể nói giá đất nông nghiệp là căn cứ để xác định giá trị quy đổi thành tài sản (tiền, vàng, giấy tờ có …) trên mảnh đất nông nghiệp.

Giá đất do ai quyết định?

Căn cứ Điều 18 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước là chủ thể quyết định giá đất. Theo đó, định kỳ 5 năm một lần, Chính phủ ban hành khung giá đất đối với từng loại đất, theo từng vùng. Trong thời gian thực hiện khung giá đất, Chính phủ sẽ điều chỉnh tăng hoặc giảm theo thị trường.

Giá đất nông nghiệp là gì?

Giá đất nông nghiệp được dùng để làm gì?

Theo khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013, bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau:

+ Tính tiền sử dụng đất khi: Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; Nhà nước cho phép chuyển mục đích từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;

+ Tính thuế sử dụng đất;

+ Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;

+ Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

+ Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;

+ Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

2. Bảng giá đất nông nghiệp hiện nay

Theo như chúng tôi đã giải thích ở trên, tuỳ từng loại đất và từng vùng sẽ đó khung giá đất khác nhau. Chính vì vậy, giá đất nông nghiệp hiện nay tại mỗi tỉnh, thành cũng sẽ không giống nhau. Thậm chí, trong cùng một tỉnh, thành nhưng ở những vị trí khác nhau thì cũng có giá đất khác nhau.

Giá đất cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố cơ bản là giá trị sinh lời trên mạnh đất đó.

Theo ghi nhận của chúng tôi, cả nước đang áp dụng bảng giá đất trong giai đoạn 2020 – 2024. Để nắm vững bảng giá đất cụ thể tại từng tỉnh, thành, bạn có thể tham khảo bảng giá đất tại từng tỉnh thành trên website công ty Thư Viện Pháp Luật:

>>> Bảng giá đất 63 tỉnh, thành giai đoạn 2022 – 2024

Thông thường, giá đất nông nghiệp luôn tăng trên thị trường dài hạn
Thông thường, giá đất nông nghiệp luôn tăng trên thị trường dài hạn.

3. Bảng giá đất được ban hành hàng năm từ năm 2026

Cuối tháng 4/2023, Chính phủ vừa có tờ trình Dự án Luật đất đai sửa đổi gửi Quốc hội. Theo đó, tờ trình này được xây dựng trên cơ sở tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân. Sau khi tiếp thu ý kiến từ nhân dân, Chính phủ chỉnh lý quy định về định giá đất đai theo hướng “định giá đất phải bảo đảm phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường; tuân thủ đúng trình tự, thủ tục định giá đất; bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; bảo đảm tính độc lập trong việc xác định giá đất, thẩm định giá đất, quyết định giá đất”.

Chính phủ chốt quy định “bảng giá đất được ban hành hàng năm” để phù hợp với thị trường. Đồng thời, để các địa phương có giời gian xây dựng, ban hành bảng giá đất mới sẽ tiếp tục sử dụng bảng giá đất hiện hành đến hết ngày 31/12/2025.

“Việc ban hành bảng giá đất hàng năm tiếp theo được hướng dẫn cụ thể theo hướng những khu vực, loại đất có biến động thì mới phải cập nhật giá đất cho phù hợp với thị trường”, theo tờ trình Chính phủ.

Căn cứ xác định giá đất nông nghiệp

+ Đối với đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân theo hạn mức giao đất nông nghiệp, đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền thì không căn cứ vào thời hạn sử dụng đất để xác định giá đất;

+ Căn cứ thông tin đầu vào để xác định giá đất (giá chuyển nhượng,…);

+ Các yếu tố có ảnh hưởng đến giá đất;

+ Quy định của các pháp luật có liên quan tại thời điểm định giá.

+ Thu thập thông tin giá đất qua điều tra, khảo sát với trường hợp chưa có thông tin giá đất trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai;

+ Thông tin về doanh thu, chi phí, thu nhập từ việc sử dụng đất theo thị trường.

Trên đây là nội dung xoay quanh về GIÁ ĐẤT NÔNG NGHIỆP mà Ngôi Nhà Đầu Tiên muốn gửi đến bạn.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

ĐẤT NÔNG NGHIỆP Là Gì? Có Nên Mua Đất Nông Nghiệp Trong Thời Điểm Này

diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu

DIỆN TÍCH ĐẤT THỔ CƯ TỐI ĐA LÀ BAO NHIÊU?

DIỆN TÍCH ĐẤT THỔ CƯ TỐI ĐA LÀ BAO NHIÊU là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong thời gần đây. Bởi lẽ, khi kinh tế phát triển thì các nhu cầu sở hữu vật chất cũng tăng cao.

Trong bài viết này, Ngôi Nhà Đầu Tiên cùng bạn phân tích diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu.

Mục lục:

  1. Đất thổ cư là gì?
  2. Hạn mức giao đất ở
    2.1 Hạn mức giao đất ở tại nông thôn
    2.2 Hạn mức giao đất ở tại đô thị
  3. Hạn mức công nhận đất ở
  4. Diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu?
  5. Ý nghĩa của hạn mức đất ở

Căn cứ pháp lý:


1. Đất thổ cư là gì?

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, không có loại đất nào tên là đất thổ cư. Đất thổ cư là tên gọi quen thuộc của người dân chỉ loại đất được phép xây nhà. Loại đất này nằm trong nhóm đất phi nông nghiệp.

Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi sẽ không đi sâu vào phân tích đất thổ cư là gì. Thay vào đó, chúng tôi chú trọng giải đáp xoay quanh vấn đề “diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu”.

Mời bạn tham khảo thêm bài ĐẤT THỔ CƯ LÀ GÌ?

Đất thổ cư (còn gọi đất ở) gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị.

Theo đó, đất ở nông thôn có ký hiệu là ONT. Đây là loại đất ở thuộc địa giới hành chính khu vực nông thôn và do xã quản lý. Đất ở nông thôn có chính sách thuế và quy hoạch riêng theo từng khu vực. Đất ONT thường được ưu tiên cấp phép xây dựng vườn và ao để phục vụ cho sự phát triển của địa phương đó.

Đất ở đô thị có ký hiệu là ODT. Đất ở đô thị thuộc phạm vi quản lý của các phường, thị trấn, quận, thành phố, thị xã. Hoặc khu dân cư quy hoạch của đô thị mới. Đất ở đô thị cũng có chính sách thuế và quy định riêng. Phần lớn người dân mua đất ở đô thị phục vụ mục đích xây dựng nhà để ở.

đất ở

2. Hạn mức giao đất ở

Hạn mức đất ở là mức tối đa được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất về diện tích đất sử dụng vào mục đích xây nhà ở cho gia đình, cá nhân.

Có thể hiểu hạn mức giao đất ở là diện tích đất thổ cư tối đa được nhà nước giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở. Hiện tại, hạn mức giao đất ở tại mỗi địa phương có quy định khác nhau, tuỳ điều kiện thực tế và tập quán địa phương. Đồng thời, hạn mức giao đất ở tại đô thị và hạn mức giao đất ở tại nông thôn cũng khác nhau. Mời bạn cùng xem điểm khác nhau qua phân tích dưới đây.

2.1 Hạn mức giao đất ở tại nông thôn

Theo khoản 1 Điều 143 Luật Đất đai năm 2013, đất ở tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất tại nông thôn. Các công trình này phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Hạn mức giao đất ở tại nông thôn do UBND cấp tỉnh quy định. Theo đó, căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

2.2 Hạn mức giao đất ở tại đô thị

Đất ở tại đô thị là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất tại đô thị. Hạn mức giao đất ở tại đô thị được quy định tại khoản 4 Điều 143 Luật Đất đai năm 2013.

UBND cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

Vì vậy, hạn mức giao đất ở tại đô thị ở mỗi địa phương sẽ khác nhau.

hạn mức giao đất ở

3. Hạn mức công nhận đất ở

Theo điểm a khoản 4 Điều 103 Luật Đất đai năm 2013, UBND cấp tỉnh sẽ quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình. Theo đó, UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương công nhận đất ở theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình.

Cụ thể, khoản 4 Điều 103 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:

“Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình phù hợp với tập quán ở địa phương theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình;

b) Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương;

c) Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.”.

4. Diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu?

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã nắm phần nào hạn mức giao và công nhận đất ở tại nước ta rồi. Thực tế, diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu ở mỗi tỉnh, thành sẽ không giống nhau. Bởi lẽ, dựa trên quỹ đất địa phương, quy hoạch tổng thể, tập quán,… UBND cấp tỉnh sẽ quy định diện tích đất thổ cư tối đa cho mỗi hộ gia đình, cá nhân.

Tại đây, Ngôi Nhà Đầu Tiên sẽ giới thiệu đến bạn diện tích đất thổ cư tối đa tại một số tỉnh, thành để bạn tham khảo.

Diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu

Diện tích đất thổ cư tối đa tại tỉnh Đồng Tháp

Để biết diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu tại tỉnh Đồng Tháp, bạn đọc cần đọc Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 09/12/2014. Quyết định này quy định cụ thể hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Cụ thể, tại chương II và chương III quy định hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có nêu rõ:

Hạn mức giao đất ở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

+ Hạn mức giao đất ở tại đô thị được quy định như sau:

  • Đối với những khu vực đã có quy hoạch xây dựng chi tiết thì hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân là diện tích lô đất theo quy hoạch xây dựng đã được duyệt.
  • Đối với những khu vực chưa có quy hoạch xây dựng chi tiết thì hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tối đa không quá 200 m2.

+ Hạn mức giao đất ở tại nông thôn tối đa không quá 400 m2.

Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

+ Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở tại đô thị cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tối đa không quá 400 m2.

+ Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở tại nông thôn cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tối đa không quá 600 m2.

Theo đó, mỗi tỉnh/thành sẽ có quy định diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu khác nhau. Dựa trên căn cứ này, bạn có thể xem quy định hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân ở từng tỉnh/thành.

5 Ý nghĩa của hạn mức đất ở

Việc quy định hạn mức đất ở mang lại nhiều ý nghĩa cho sự phát triển đồng bộ về kinh tế và xã hội. Cụ thể:

+ Quy định diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu tại mỗi tỉnh/thành sẽ giúp quy hoạch tổng thể phát triển bền vững. Điều này giúp kinh tế, xã hội phát triển có kế hoạch, bền vững hơn.

+ Quy định hạn mức đất ở sẽ ngăn cản việc chuyển sang đất thổ cư một cách ồ ạt của người đâu cơ đất đai. Điều nay không chỉ khiến đất đai sử dụng không đúng mục đích, dễ bị hoang hoá mà còn khiến diện tích đất nông nghiệp giảm. Từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế nông nghiệp của đất nước.

+ Quy định hạn mức đất ở còn giải quyết được tình trạng tích tụ đất đai, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.

+ Việc quy định hạn mức đất ở và phân bổ đất ở có thể tạo sự đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.

Trên đây là nội dung liên quan đến “diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu” mà Ngôi Nhà Đầu Tiên gửi đến bạn đọc. Hy vọng đã giải đáp được thắc mắc bạn đọc xoay quanh vấn đề này.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Địa giới hành chính

ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH là gì? Cách xác định địa giới hành chính

ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH là nói đến việc xác định địa danh, mốc giới hay toạ độ. Nếu tính trong phạm vi nhỏ, có thể hiểu địa giới hành chính như “hàng rào” giữa nhà này và nhà kia. Hiểu được địa giới hành chính sẽ giúp bạn hiểu được ranh giới giữa các đơn vị hành chính (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp trung ương) trên thhực tế.

Thông qua bài viết, Ngôi Nhà Đầu Tiên cùng bạn phân tích địa giới hành chính là gì và các quy định pháp lý liên quan.

Mục lục:

  1. Địa giới hành chính là gì?
  2. Cách xác định địa giới hành chính
    2.1 Luật địa giới hành chính
    2.2 Hồ sơ địa giới hành chính
  3. Tranh chấp địa giới hành chính trên thực tế
  4. Bản đồ địa chính

Cơ sở pháp lý:


1. Địa giới hành chính là gì?

Địa giới hành chính là đường ranh giới phân chia các đơn vị hành chính bằng các mốc địa giới.

Hiện nay, nước ta có 4 cấp hành chính, gồm: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Giữa các đơn vị hành chính các cấp này đều có ranh giới hành chính thông qua các mốc toạ độ. Mốc toạ độ này được cắm ở những nơi dễ thấy trên thực tế và được hiển thị đầy đủ trên bản đồ địa giới hành chính.

Theo quy định hiện hành, việc điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Việc điều chỉnh địa giới cấp huyện, xã thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Địa giới hành chính còn là cơ sở pháp lý phân định phạm vi trách nhiệm bộ máy hành chính các cấp. Bởi lẽ, sự ổn định của địa giới hành chính còn là cơ sở đảm bảo sự ổn định của bộ máy nhà nước.

Địa giới hành chính tiếng Anh là Administrative Boundaries

Địa giới hành chính là gì?
Địa giới hành chính là gì?

2. Cách xác định địa giới hành chính

Căn cứ xác định địa giới hành chính thường là: diện tích đất, dân số, văn hoá, xã hội, các yếu tố chính trị, quốc phòng, an ninh, lịch sử, tập quán, tình cảm cư dân địa phương,…

2.1 Luật địa giới hành chính

Quy định pháp luật địa giới hành chính tại Điều 29 Luật Đất đai năm 2013. Cụ thể, khoản 1, khoản 2 Điều 29 Luật này có quy định:

“1. Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính các cấp.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế – kỹ thuật trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.

2. UBND các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.”

Đồng thời, việc xác lập địa giới hành còn được quy định vụ thể thông qua các thông tư, quyết địn của Bộ Nội vụ; Các thông tư liên tịch giữa Bộ Nội Vụ, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư; Các thông tư của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường; Các quyết định, chỉ thị, kế hoạch của UBND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; Các quyết định, kế hoạch của UBND cấp huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh; Việc tổ chức thực hiện dựa trên thực địa và lập hồ sơ địa giới hành chính của UBND cấp xã/phường/thị trấn.

Theo đó, mỗi cấp sẽ có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trong địa phương mình. Hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính còn là tài liệu để chính quyền các cấp sử dụng trong công tác quản lí nhà nước và làm căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp đất đai.

Cách xác định địa giới hành chính
Cách xác định địa giới hành chính

2.2 Hồ sơ địa giới hành chính

Theo khoản 3 Điều 29 Luật Đất đai năm 2013 thì hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó.

Hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới do UBND cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ xác nhận. Theo đó, hồ sơ cấp nào được lưu trữ tại UBND cấp đó và UBND cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên & Môi trường.

Hiện nay, có 9 loại giấy tờ về hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với địa giới hành chính, gồm:

+ Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập đơn vị hành chính hoặc điều chỉnh địa giới hành chính (nếu có);

+ Bản đồ địa giới hành chính;

+ Sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính;

+ Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính, các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính;

+ Bản mô tả tình hình chung về địa giới hành chính;

+ Biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính;

+ Phiếu thống kế về các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính;

+ Biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính;

+ Thống kê các tài liệu về địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp dưới.

3. Tranh chấp địa giới hành chính trên thực tế

Khoản 4 Điều 29 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do UBND của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:

a) Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định;

b) Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.

Bộ Tài nguyên & Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp địa giới hành chính.

Theo đó, ta có thể hiểu, khi có sự tranh chấp địa giới hànhh chính và không đạt được sự thống nhất giải quyết thì sẽ được giải quyết như sau:

+ Tranh chấp đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Quốc hội quyết định;

+ Tranh chấp đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.

Bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính

4. Bản đồ hành chính

Liên quan đến địa giới hành chính, bạn đọc cũng cần nắm rõ khái niệm bản đồ hành chính. Theo Điều 30 Luật Đất đai năm 2013 quy định về bản đồ hành chính như sau:

+ Bản đồ hành chính của địa phương nào thì được lập trên cơ sở bản đồ địa giới hành chính của địa phương đó.

+ Bộ Tài nguyên & Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn việc lập bản đồ hành chính các cấp trong phạm vi cả nước và tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành chính toàn quốc, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+  UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.”.

Trên đây là những giải đáp xung quanh địa giới hành chính mà Ngôi Nhà Đầu Tiên muốn cung cấp đến bạn đọc. Hy vọng thông tin này đã cung cấp thêm kiến thức hữu ích để bạn tham khảo.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

ĐẤT CƠ SỞ SẢN XUẤT PHI NÔNG NGHIỆP dùng để làm gì?

ĐẤT CƠ SỞ SẢN XUẤT PHI NÔNG NGHIỆP là loại đất được nhiều người kinh doanh quan tâm. Đặc biệt là những người sử dụng đất với mục đích xây dựng cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Thông qua bài viết, Ngôi Nhà Đầu Tiên sẽ giải đáp thắc mắc xoay quanh đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Đồng thời hướng dẫn bạn đọc thủ tục chuyển đổi đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thành đất ở.

Mục lục:

1. Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp là gì?
2. Thời hạn sử dụng đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
3. Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp có được xây nhà không?
4. Chuyển đổi đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thành đất ở

Căn cứ pháp lý:

1. Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp là gì?

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp là loại đất dùng để xây dựng các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất. Đây là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

Định nghĩa trên được căn cứ Điều 153 Luật Đất đai năm 2013. Cụ thể, Điều 153 quy định: “Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp bao gồm đất để xây dựng các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất”.

Bên cạnh đó, điểm đ Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ: “Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;”.

Theo đó, việc sử dụng đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp phải phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định về bảo vệ môi trường.

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp là gì?
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp là gì?

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp ký hiệu là gì?

Theo quy định pháp luật, mỗi loại đất sẽ có ý hiệu và ý nghĩa riêng. Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp cũng không ngoại lệ. Để biết ký hiệu của từng loại đất, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại Thông tư 75/2015/TT-BTNMT.

Hiện nay, ký hiệu của đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp là SKC.

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được nhà nước giao đất hay cho thuê đất?

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được nhà nước cho thuê đất hàng năm hoặc thu tiền đất một lần cho cả thời gian thuê.

Điều này được quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai năm 2013.

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được nhà nước cho thuê có phải đấu giá không?

Hiện nay, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được nhà nước cho thuê theo hình thức đấu giá đất.

Điều này được quy định tại Khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai năm 2013 về các trường hợp đất giá quyền sử dụng đất.

2. Thời hạn sử dụng đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

Đất đai là tài sản quý giá, thuộc sở hữu của toàn dân và do Nhà nước quản lý.

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Nhóm đất này được chia làm 02 trường hợp: sử dụng lâu dài và có thời hạn.

Nếu đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê thì sẽ được sử dụng ổn định lâu dài.

Trường hợp được giao đất, cho thuế đất thì thời hạn sử dụng không quá 70 năm. Đồng thời, khi hết thời hạn, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được xem xét gia hạn sử dụng đất.

3. Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp có được xây nhà không?

Theo định nghĩa ở phần đầu, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp là loại đất dùng để xây dựng các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Theo quy định của pháp luật, loại đất được phép xây nhà ở là đất ở (thường gọi đất thổ cư). Hiện có 2 loại đất ở người dân thường gặp là: đất ở đô thị và đất ở nông thôn.

Đất thổ cư là gì? Cần biết gì khi mua đất thổ cư

Chính vì vậy, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp không được xây nhà. Nếu muốn xây nhà trên thửa đất này, bạn cần làm thủ tục chuyển sang đất ở theo quy định pháp luật.

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp có được xây nhà không?
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp có được xây nhà không?

4. Chuyển đổi đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thành đất ở

Theo đó, để chuyển đổi đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thành đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc được UBND cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Vấn đề này được quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013.

Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất

Sau khi được phép chuyển đổi theo quy định, người sử dụng đất cần làm hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất. Hồ sơ này được quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-NTMNT. Cụ thể:

Trường hợp được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hồ sơ gồm:

+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất).

Trường hợp trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định, hồ sơ gồm:

+ Các giấy tờ quy định tại trường hợp được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

+ Biên bản xác minh thực địa.

+ Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; bản sao báo cáo kinh tế – kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, phải cấp giấy chứng nhận đầu tư;

+ Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư và trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải bổ sung văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 59 của Luật Đất đai;

+ Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;

+ Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chuyển đổi đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thành đất ở
Chuyển đổi đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thành đất ở

Trình tự, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người sử dụng đất cần nộp đến cơ quan tài nguyên và môi trường. Trong quá trình đó, người sử dụng đất cần thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Tóm lại, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp dùng để xây dựng các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Người dân cần sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật để đảm bảo các quyền lợi chính đáng.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

>>> ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP LÀ GÌ? Có Nên Mua Đất Phi Nông Nghiệp

>>> ĐẤT NÔNG NGHIỆP Là Gì? Có Nên Mua Đất Nông Nghiệp Trong Thời Điểm Này

HỆ SỐ SỬ DỤNG ĐẤT

HỆ SỐ SỬ DỤNG ĐẤT là gì? Cách tính hệ số sử dụng đất

HỆ SỐ SỬ DỤNG ĐẤT là một trong những kiến thức quan trọng khi tiến hành xây dựng. Bởi lẽ, hệ số sử dụng đất liên quan trực tiếp đến mật độ xây dựng.

Nếu bạn là nhà đầu tư bất động sản thì nắm vững hệ số sử dụng đất tại khu vực đầu tư là đều rất cần thiết. Việc hiểu rõ hệ số sử dụng đất giúp nhà đầu tư đánh giá tiềm năng thửa đất tốt hơn.

Ngôi Nhà Đầu Tiên không chỉ phân tích hệ số sử dụng đất là gì mà còn hướng dẫn cách tính để bạn đọc nắm rõ.

Mục lục:
1 Hệ số sử dụng đất là gì?
2 Cách tính hệ số sử dụng đất
3 Hệ số sử dụng đất tối đa
4 Ý nghĩa của hệ số sử dụng đất

Căn cứ pháp lý:
+ Thông tư 01/2021/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 05/7/2021
+ Thông tư 22/2019/TT-BXD có hiệu lực đến hết ngày 04/7/2021

1. Hệ số sử dụng đất là gì?

Có thể nói, khái niệm hệ số sử dụng đất được bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị tại các nước phát triển. Hệ số sử dụng đất liên quan trực tiếp đến quy mô xây dựng (số tầng tối đa được phép xây dựng, mật độ xây dựng,…). Chính vì vậy, hệ số sử dụng đất thể hiện rõ quy mô, chi phí xây dựng của công trình. Nếu bạn là chủ đầu tư thì việc nắm vững hệ số sử dụng đất tại khu đất sẽ giúp bạn xây dựng tầm nhìn chiến lược cụ thể hơn.

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng (National technical regulation on construction planning) có giải thích hệ số sử dụng đất như sau: Hệ số sử dụng đất là tỷ lệ tổng diện tích sàn của công trình gồm cả tầng hầm trên tổng diện tích lô đất. Trừ các diện tích sàn phục vụ cho hệ thống kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy, gian lánh nạn và đỗ xe của công trình.

2. Cách tính hệ số sử dụng đất

Từ định nghĩa trên ta có thể tính hệ số sử dụng đất như sau:

Hệ số sử dụng đất = Tổng diện tích sàn của công trình/Tổng diện tích lô đất

Trong đó, tổng diện tích sàn của công trình gồm cả tầng hầm (Trừ các diện tích sàn phục vụ cho hệ thống kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy, gian lánh nạn và đỗ xe của công trình).

3. Hệ số sử dụng đất tối đa

Hệ số sử dụng đất tối đa có ý nghĩa rất quan trọng trong xây dựng. Hệ số sử dụng đất tối đa được xác định trong đồ án quy hoạch hoặc thiết kế đô thị. Đồng thời, phải đảm bảo các quy định pháp luật.

Hệ số sử dụng đất tối đa là một trong những điều được người dân đặc biệt quan tâm hiện nay. Bởi lẽ, tận dụng được hệ số sử dụng đất tối đa sẽ giúp người dân sử dụng tối đa diện tích. Từ đó có thể đầu tư, mở rộng nơi ở hoặc sản xuất kinhh doanh.

Hệ số sử dụng đất tối đa của lô đất chung cư, công trình dịch vụ đô thị và công trình sử dụng hỗn hợp cao tầng theo diện tích lô đất và chiều cao công trình được quy định tại Bảng 2.12 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.

Hệ số sử dụng đất tối đa của lô đất chung cư, công trình dịch vụ đô thị và công trình sử dụng hỗn hợp cao tầng theo diện tích lô đất và chiều cao công trình
Hệ số sử dụng đất tối đa của lô đất chung cư, công trình dịch vụ đô thị và công trình sử dụng hỗn hợp cao tầng theo diện tích lô đất và chiều cao công trình.

Quy định về mật độ xây dựng thuần

+ Mật độ xây dựng thuần phải tuân thủ các quy định. Đối với các lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ (có chiều cao ≤ 25 m có diện tích lô đất ≤ 100 m2) sẽ được phép xây dựng mật độ tối đa là 100%. Đồng thời phải đảm bảo các quy định về khoảng lùi, khoảng cách giữa các công trình.

+ Nếu hiện trạng của khu vực quy hoạch không còn quỹ đất để đảm bảo chỉ tiêu sử dụng đất của các công trình dịch vụ – công cộng thì cho phép tăng mật độ xây dựng thuần tối đa của các công trình dịch vụ – công cộng, nhưng không vượt quá 60%.

+ Đối với các khu vực có nhu cầu cần kiểm soát về chất tải dân số và nhu cầu hạ tầng cho phép sử dụng chỉ tiêu hệ số sử dụng đất thay cho nhóm chỉ tiêu mật độ, tầng cao xây dựng.

+ Hệ số sử dụng đất tối đa được xác định trong đồ án quy hoạch hoặc thiết kế đô thị nhưng phải đảm bảo các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.

4. Ý nghĩa của hệ số sử dụng đất

+ Hệ số sử dụng đất là căn cứ để xác định giới hạn mật độ xây dựng được phép. Cụ thể, trước khi xây dựng, người dân cần căn cứ hệ số sử dụng đất để xây dựng đúng quy định (số tầng tối đa, khoảng lùi,….). Chính vì lẽ đó, hệ số sử dụng đất còn thể hiện quy mô công trình, phí xây dựng.

+ Hệ số sử dụng đất thường tỷ lệ thuận với lợi ích kinh tế. Vì hệ số sử dụng đất càng cao thì diện tích sàn cũng cao hơn. Người sở hữu diện tích sàn cao thì lợi ích kinh tế cũng lớn.

+ Hệ số sử dụng đất thường tỷ lệ thuận với mật độ dân cư. Hệ số sử dụng đất càng cao thì dân cư càng nhiều. Điều này dễ hiểu khi chúng ta thường thấy nhiều nhà cao tầng ở các TP lớn. Vì người dân tập trung nhiều tại đô thị nên hệ số sử dụng đất tại đô thị cũng thường cao hơn.

Thực tế, hệ số sử dụng đất nhằm mục đích khống chế việc xây dựng công trình quá lớn. Điều này sẽ gây nhiều hệ luỵ trong sự phát triển chung của xã hội. Chính vì lẽ đó mà mỗi địa phương sẽ có hệ số sử dụng đất khác nhau.

Hy vọng thông qua bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hệ số sử dụng đất.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

Scroll to Top