Kiến Thức Bất Động Sản

tra cứu quy hoạch trực tuyến

Cách TRA CỨU QUY HOẠCH TRỰC TUYẾN nhanh chóng

TRA CỨU QUY HOẠCH TRỰC TUYẾN là một trong những nội dung quan trọng cần tìm hiểu trước khi giao dịch. Bởi lẽ, đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước quản lý.

Để không bị thu hồi đất đai thì người dân cần sử dụng đúng mục đích mà Nhà nước quy định. Vì vậy, người dân cần kiểm tra quy hoạch đất đai trước khi xuống tiền giao dịch.

Mục lục:

  1. Tra cứu quy hoạch trực tuyến là gì?
  2. Ai cần tra cứu quy hoạch trực tuyến?
  3. Tại sao phải tra cứu quy hoạch trực tuyến?
  4. Cách tra cứu quy hoạch trực tuyến
    4.1 Kiểm tra quy hoạch online
    4.2 App check quy hoạch đất đai
  5. Lưu ý khi tra cứu quy hoạch trực tuyến

1. Tra cứu quy hoạch trực tuyến là gì?

Tra cứu quy hoạch trực tuyến là sử dụng công cụ để kiểm tra quy hoạch đất đai trên nền tảng internet. Tra cứu quy hoạch trực tuyến giúp người dân tiết kiệm thời gian hơn. Bởi lẽ, người tra cứu có thể kiểm tra thông tin quy hoạch của lô đất, thửa đất mà không cần đến cơ quan nhà nước.

Việc tra cứu quy hoạch sẽ giúp chủ đất (hoặc người mua) biết được thửa đất có nằm trong quy hoạch nào đó của nhà nước không. Hoặc điều này có thể giúp người dân biết được thửa đất thuộc diện quy hoạch sử dụng nào.

Tại sao phải tra cứu quy hoạch trực tuyến ngoinhadautien
Tại sao phải tra cứu quy hoạch trực tuyến ngoinhadautien

2. Ai cần tra cứu quy hoạch trực tuyến

Nếu bạn là người có ý định mua bất động sản, thì việc tra cứu quy hoạch là đều rất cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn xác định rõ hơn mục đích sử dụng đất để sử dụng cho phù hợp. Điển hình, nếu thửa đất có mục đích sử dụng trồng cây lâu năm nhưng nằm trong vùng quy hoạch đất thổ cư thì khả năng chuyển thổ trong thời gian ngắn rất cao.

Nếu bạn đang là chủ sử dụng đất thì việc tra cứu quy hoạch trực tuyến sẽ giúp bạn biết bất động sản có nằm trong vùng quy hoạch nào không. Bởi lẽ, nhiều chủ đất sử dụng bất động sản lâu năm (và chưa có ý định giao dịch) thường ít tìm hiểu quy hoạch. Việc nắm rõ quy hoạch thửa đất sẽ giúp gia chủ xác định rõ hơn giá trị bất động sản của mình.

3. Tại sao phải tra cứu quy hoạch trực tuyến?

Dù bạn đang là người mua hay bán thì việc tra cứu quy hoạch bất động sản là đều cần thiết. Cũng như việc tra cứu quy hoạch tại cơ quan nhà nước có thểm quyền, việc tra cứu trực tuyến sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn.

Việc biết được quy hoạch thửa đất là đều rất cần thiết khi giao dịch, đều này không cần bàn cãi. Nếu nhà đầu tư mua phải đất vướng quy hoạch thì rất khó thanh khoản, thậm chí bị “chôn vốn” nêu quy hoạch bị “treo” nhiều năm.

Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp mua đất vướng quy hoạch của Nhà nước. Cụ thể, Nhà nước có quy hoạch sử dụng thửa đất trên có mục đích công (đường, trường, trạm,…) thì bạn sẽ không được phép xây dựng công trình kiên cố. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến giá trị thửa đất sau này khi bạn cần bán.

Tại sao phải tra cứu quy hoạch trực tuyến
Tại sao phải tra cứu quy hoạch trực tuyến?

Đất nằm trong vùng quy hoạch thì chủ sử dụng sẽ bị hạn chế một số quyền. Cụ thể, chủ sử dụng không được tự ý xây dựng, cải tạo, sữa chữa nhà ở. Nếu có nhu cầu cải tạo, xây sửa nhà ở trên đất quy hoạch thìh phải được sự cho phép của chính quyền địa phương. Đồng thời, chủ sử dụng phải cam kết tháo dỡ khi Nhà nước thực hiện thu hồi theo quy định pháp luật.

4. Cách tra cứu quy hoạch trực tuyến

Hiện nay có nhiều cách để kiểm tra quy hoạch đất đai. Ngoài việc đến trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người dân thường chọn tra cứu quy hoạch trực tuyến. Điều này sẽ giúp người dân tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Ngôi Nhà Đầu Tiên sẽ giới thiệu đến bạn đọc 2 cách tra cứu quy hoạch trực tuyến dễ dàng nhất.

4.1 Kiểm tra quy hoạch online

Kiểm tra quy hoạch online là cách tra cứu thông qua công cụ trực tuyến của Nhà nước.

Tính đến thời điểm hiện tại, Nhà nước đã và đang xây dựng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản. Trong thời gian tới, khi số hoá được kiện toàn thì việc tra cứu trực tuyến sẽ càng trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.

Hiện tại, có 2 hệ thống tra cứu quy hoạch trực tuyến của Nhà nước được sử dụng nhiều nhất, gồm:

Cổng thông tin điện tử của tỉnh/thành

Hiện nay, mỗi tỉnh/thành đều có hệ thống cổng thông tin điện tử. Bên cạnh việc cập nhật thông tin địa bàn thì người dân còn có thể kiểm tra thông tin quy hoạch tại đây.

Thông thường, trang chủ của cổng thông tin đều có mục Tra cứu thông tin quy hoạch. Nếu bạn không tìm thấy mục này thì có thể tìm biểu tượng tra cứu rồi gõ từ khoá “quy hoạch”, và tìm kiếm. Lúc này, các kết quả về thông tin quy hoạch của địa phương sẽ được trả về để bạn chọn lựa.

Website tra cứu quy hoạch

Một trong những website tra cứu quy hoạch được người dân tin dùng nhiều nhất có thể nói đến website của Bộ Xây dựng. Tại đây, bạn có thể tra cứu thông tin quy hoạch của các tỉnh/thành trên cả nước.

>>> Website của Bộ Xây dựng

Bên cạnh đó, nhiều tỉnh/thành trên cả nước hiện đã có các trang web tra cứu quy hoạch riêng. Do đặc thù website chuyên cung cấp thông tin quy hoạch nên người dân có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin tại đây. Dưới đây là một số website tra cứu hoạch quy tại các tỉnh/thành lớn:

>>> Website quy hoạch TP.Hà Nội

>>> Website quy hoạch TP.Hồ Chí Minh

>>> Website quy hoạch tỉnh Bình Dương

>>> Website quy hoạch tỉnh Đồng Nai

Ngoài ra, bạn có thể tìm website tại các tỉnh/thành khác dễ dàng trên công cụ tìm kiếm trên internet.

4.2 App check quy hoạch đất đai

Bên cạnh việc tìm kiếm trên website thì nhiều người hiện nay đang ưu tiên sử dụng app check quy hoạch đất đai. App check quy hoạch đất đai là phầm mềm kiểm tra quy hoạch thườn tích hợp trên điện thoại (hoặc có thể xem trên máy tính).

Việc kiểm tra trên app check quy hoạch đất đai giúp bạn hình dung cụ thể hơn thông tin của thửa đất. Điều đặc biệt, dù bạn đang ở bất cứ đâu, chỉ cần có vị trí chính xác, số tờ, số thửa thì bạn có thể kiểm tra quy hoạch trên app.

Hiện nay, một số app check quy hoạch đất đai được nhiều người dùng như: Guland, Onland, Remaps, Meeymap,…

Để tra cứu quy hoạch trực tuyến bạn cần tải app về điện thoại (hoặc máy tính). Sau đó, bạn cần đăng ký tài khoản để sử dụng.

Ửu điểm của app check quy hoạch đất đai là sự linh hoạt, dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, phần lớn app check quy hoạch hiện nay yêu cầu bạn nạp tiền để xem quy hoạch chi tiết hơn.

Lưu ý khi tra cứu quy hoạch trực tuyến
Lưu ý khi tra cứu quy hoạch trực tuyến

5. Lưu ý khi tra cứu quy hoạch trực tuyến

Một trong những ưu điểm của tra cứu quy hoạch trực tuyến là giúp bạn xác định thông tin quy hoạch nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng khi tra cứu quy hoạch trực tuyến. Bạn chỉ nên dùng thông tin này để tham khảo. Bởi lẽ, nhiều website hoặc app check quy hoạch đất đai hiện chưa chuẩn xác.

Một trong những lý do khiến website hoặc app check quy hoạch đất đai hiện chưa chuẩn xác là:

+ Nếu bạn đang kiểm tra thửa đất tại vùng giáp ranh giữa bị quy hoạch và không thì thông tin quy hoạch online có độ rủi ro sai sót cao.

+ Nhiều website và app check quy hoạch đất đai chưa cập nhật quy hoạch mới nhất.

Vì vậy, để tránh sai sót bạn cần xem kỹ web và app mình đang kiểm tra là quy hoạch nào. Nếu web và app đều cập nhật khu vực đã có quy hoạch đến năm 2030 thì khả năng chính xác cao hơn. Nếu website tra cứu quy hoạch và app check quy hoạch đất đai vẫn cập nhật quy hoạch đến năm 2025 (hoặc 2020) thì đây là quy hoạch cũ. Lúc này, bạn cần đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra nhằm đảm bảo tính chính xác.

Đây là những thông tin về TRA CỨU QUY HOẠCH TRỰC TUYẾN mà Ngôi Nhà Đầu Tiên muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tầm quan trọng của quy hoạch cũng như cách tra cứu quy hoạch trực tuyến.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

sổ hồng là gì

SỔ HỒNG LÀ GÌ? Đất sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm?

SỔ HỒNG LÀ GÌ mà ai cũng hỏi trước khi quyết định mua bất động sản. Bởi lẻ, sổ hồng là một trong những căn cứ pháp lý khẳng định quyền về tài sản vững chắc nhất.

Bài viết không chỉ phân tích rõ sổ hồng là gì cũng như những yếu tố có liên quan. Từ đó giúp người đọc định hình rõ hơn về bất động sản trước khi quyết định mua đất.

Nội dung bài viết:

  1. Sổ hồng là gì?
  2. Nội dung sổ hồng
  3. Sổ hồng khác gì sổ đỏ?
  4. Nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng?
  5. Sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm?
  6. Đất sổ hồng có được xây nhà không?

Căn cứ pháp lý:


1. Sổ hồng là gì?

Hiện nay, có thể nói sổ hồng là tên gọi tắt của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Loại giấy tờ này hiện có màu hồng. Đây cũng là một trong những căn cứ pháp lý để xác định chủ quyền của nhà đất.

Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

sổ hồng là gì

1.1 Ai cấp sổ hồng?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Luật Đất đai năm 2013 thì sổ hồng được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về sổ hồng.

1.2 Ai được cấp sổ hồng?

Theo khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước cấp sổ hồng cho 10 trường hợp sau:

  1. a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
  2. b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
  3. c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
  4. d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

  1. e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  2. g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
  3. h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  4. i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
  5. k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

2. Nội dung sổ hồng là gì?

Nội dung sổ hồng được quy định tại Điều 3 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT. Theo đó, sổ hồng do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. “Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm;”. Cụ thể:

+ Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy, số seri (02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số), thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+ Trang 2 gồm thông tin về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+ Trang 3 gồm sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.

+ Trang 4 là những thay đổi sau khi cấp sổ hồng. Ví dụ: đổi chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

nội dung sổ hồng

3. Sổ hồng khác gì sổ đỏ?

Trước ngày 10-12-2009 (thời điểm Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực) thì sổ hồng và sổ đỏ nhằm chỉ 02 loại giấy tờ.

3.1 Sổ đỏ là gì?

+ Sổ đỏ là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

+ Sổ đỏ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

+ Sổ đỏ có bìa màu đỏ.

3.2 Sổ hồng là gì?

+ Sổ hồng là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở được cấp cho chủ sở hữu. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

+ Sổ hồng do Bộ Xây dựng ban hành.

+ Sổ hồng có màu hồng nhạt.

3.3 Có cần đổi sổ đỏ qua sổ hồng?

Khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.

Theo đó, nếu sổ đỏ hoặc sổ hồng trước ngày 10-12-2009 vẫn còn giá trị pháp lý thì không cần đổi mới. Nhưng nếu người dân có nhu cầu cấp đổi thì vẫn được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo mẫu mới).

diện tích đất trên sổ hồng

4. Nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng?

Theo như những dẫn chứng bài viết đã nêu rõ ở các mục trên, ta có thể thấy phạm vi của sổ đỏ hẹp hơn sổ hồng. Ngoài sự khác nhau về màu sắc và cơ quan ban hành thì hai loại sổ này cũng có ý nghĩa khác nhau.

Đến thời điểm hiện tại, Chính phủ đã quy định, thống nhất sổ đỏ và sổ hồng thành “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Giấy này do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo một mẫu thống nhất trên phạm vi cả nước. Vì vậy, nếu mua nhà trong thời điểm này thì sẽ được cấp thống nhất một loại giấy tờ.

5. Sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm?

Theo Điều 4 Luật Đất đai năm 2013: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.

Điều 17 Luật này cũng quy định:

“Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua các hình thức sau đây:

  1. Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất;
  2. Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
  3. Công nhận quyền sử dụng đất.”.

Vì vậy, đất đai không thuộc sở hữu riêng của một cá nhân nào. Người dân chỉ được sử dụng đất khi được Nhà nước trao quyền.

Theo đó, thời hạn sử dụng đất sẽ được quy định cụ thể tại trang 2 của sổ hồng. Thông thường, đất thổ cư có thời hạn sử dụng là lâu dài. Đất nông nghiệp có thời hạn sử dụng khoảng 50 năm. Khi sắp hết hạn sử dụng, người sử dụng có thể gia hạn theo quy định pháp luật.

nội thất nhà hiện đại trên đất sổ hồng

6. Đất sổ hồng có được xây nhà không?

Theo quy định, mỗi loại đất sẽ có nhằm một mục đích khác nhau.

Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 có 03 nhóm đất. Cụ thể, gồm: nhóm đất nông nghiệp; nhóm đất phi nông nghiệp; nhóm đất chưa sử dụng.

Trong đó, nhóm đất người dân xây nhà phục vụ mục đích ở thuộc nhóm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị. Người dân còn gọi là đất thổ cư (thuộc nhóm đất phi nông nghiệp). Để biết loại đất đang sử dụng thuộc nhóm đất nào, bạn có thể xem tại điểm đ mục II trang 2 của sổ hồng.

Nếu tại điểm đ của trang 2 sổ hồng nêu rõ “đất ở tại nông thôn” hoặc “đất ở tại đô thị” thì người dân sẽ được xây nhà. Nếu mục đích sử dụng đất là “đất trồng cây lâu năm”, “đất trồng cây hàng năm”, “đất trồng lúa”,… thì sẽ không được xây nhà kiên cố để ở.

Đây là những thông tin về sổ hồng là gì cùng với những vấn đề có liên quan mà chúng tôi đã nghiên cứu. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp ích đến bạn.Trân trọng cảm ơn bạn đã đọc bài!

>> ĐẤT THỔ CƯ LÀ GÌ? Cần biết gì khi mua đất thổ cư

>> ĐẤT NÔNG NGHIỆP là gì? Có nên mua đất nông nghiệp trong thời điểm này

>> ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP LÀ GÌ? Có nên mua đất phi nông nghiệp

ĐẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ LÀ GÌ?

ĐẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ LÀ GÌ? Có nên mua đất thương mại dịch vụ

Đất thương mại dịch vụ là gì? Là câu hỏi mà nhiều người đầu tư kinh doanh thương mại, dịch vụ rất quan tâm. Đây là một trong những loại đất được pháp luật thừa nhận và có quy định rõ ràng.

Bài viết sẽ cung cấp thông tin những vấn đề xung quanh về loại đất này. Vậy để biết đất thương mại dịch vụ là gì cũng như cách đầu tư hiệu quả, mời bạn đọc bài viết.

Nội dung bài viết:

  1. Đất thương mại dịch vụ là gì?
  2. Quy định về đất thương mại dịch vụ
  3. So sánh đất thương mại dịch vụ và đất ở
  4. Có nên mua đất thương mại dịch vụ

Căn cứ bài viết:
+ Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan
+ Thông tư 25/2014/TT-BTNMT
+ Các báo cáo của UBND và thông tin báo chí


1. Đất thương mại dịch vụ là gì?

Pháp luật phân loại từng nhóm đất nhằm tổ chức quy hoạch sử dụng đất đồng bộ, hiệu quả. Điều này không chỉ thuận tiện trong việc quản lý, sử dụng mà còn góp phần phát huy hiệu qủa sử dụng đất đai.

Tại điểm đ khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 quy định đất thương mại dịch vụ thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

Khoản 1 Điều 153 Luật này quy định đây là loại đất được sử dụng nhằm mục đích xây dựng các cơ sở hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ; Hoặc xây dựng các công trình khác nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ.

đất thương mại dịch vụ theo quy định pháp luật

1.1 Đất thương mại dịch vụ ký hiệu là gì?

Theo Phụ lục số 01 về Ký hiệu bản đồ địa chính thì đất thương mại dịch vụ ký hiệu là TMD. Ký hiệu đất được thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính.

Vì vậy, nếu thửa đất của bạn có ký hiệu TMD thì có thể xác định đây là nhóm đất thương mại, dịch vụ. Việc hiểu rõ ký hiệu này giúp bạn sử dụng đất đúng mục đích theo quy định pháp luật.

1.2 Đất thương mại dịch vụ có bị thu hồi không

Đất thương mại dịch vụ thuộc nhóm đất có thời hạn sử dụng. Vì vậy người sử dụng có nghĩa vũ trao trả lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi hoặc hết hạn sử dụng đất mà không được gia hạn theo quy định.

2. Quy định về đất thương mại dịch vụ

Bên cạnh việc hiểu rõ đất thương mại dịch vụ là gì thì quy định về loại đất này cũng không kém phần quan trọng.

2.1 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thương mại dịch vụ

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thương mại dịch vụ được quy định tại các Điều 153, 166, 167 Luật Đất đai năm 2013. Quy định này nhằm đảm bảo việc sử dụng đất thương mại dịch vụ phù hợp quy hoạch, kế hoạch của pháp luật.

+ Quyền của người sử dụng đất thương mại dịch vụ là gì?

Được thuê, thuê lại, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Được nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, nhận thừa kế từ cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế.

Được bồi thường khi bị thu hồi theo quy định pháp luật.

Được hưởng kết quả đầu tư trên đất hoặc lợi nhuận có được từ hoạt động kinh doanh thương mại trên đất.

Được thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về tranh chấp đất đai theo quy định. Hoặc thực hiện các quyền này khi bị xâm phạm đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

+ Nghĩa vụ của người sử dụng đất thương mại dịch vụ là gì?

Sử dụng đất đúng với mục đích theo quy định.

Sử dụng đúng ranh giới của thửa đất và các quy định về các công trình công cộng (trong lòng đất và trên mặt đất).

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính.

Không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng bất động sản liền kề.

Trao trả lại đất khi Nhà nước có thu hồi hoặc hết hạn sử dụng đất mà không được gia hạn theo quy định.

Lưu ý, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khác; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này còn được nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.

quy định về đất thương mại dịch vụ

2.2 Thời hạn sử dụng đất thương mại dịch vụ

Thời hạn sử dụng đất được quy định từ Điều 125 đến Điều 128 Luật Đất đai năm 2013. Trong đó có hai hình thức chính là đất sử dụng ổn định lâu dài và đất sử dụng có thời hạn.

Đất thương mại dịch vụ thuộc nhóm đất có thời hạn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật này. Cụ thể: thời hạn giao đất, cho thuê đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ không quá 50 năm.

Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm.

Khi hết thời hạn, người sử dụng đất có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét gia hạn.

2.3 Đất thương mại dịch vụ có lên thổ cư được không

Đất thổ cư là một tên gọi khác của đất ở. Theo quy định tại Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị. Là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 quy định về việc chuyển đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở. Vì vậy, nếu đất thương mại dịch vụ đủ điều kiện thì sẽ được chuyển đổi lên thổ cư. Để chuyển đổi thì người sử dụng đất cần làm các thủ tục theo quy định pháp luật.

công nhân làm việc trên đất thương mại dịch vụ

Trình tự, thủ tục chuyển đổi đất thương mại dịch vụ lên thổ cư

Căn cứ Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và hướng dẫn tại Quyết định 2555/QĐ-BTNMT.

Để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, người sử dụng đất chuẩn bị 02 loại hồ sơ sau:

+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ thì nộp đầy đủ hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận sẽ hướng dẫn người nộp bổ sung (trong thời gian không quá 03 ngày làm việc).

Sau khi hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích. Ngoài ra, Sở này còn hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.

Thời gian thực hiện

Theo quy định, thời gian thực hiện chuyển mục đích không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

Thời gian này không tính các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật. Ngoài ra không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Trong trường hợp, cơ quan Nhà nước chậm thực hiện thì người dân có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện về hành vi đó.

khu công nghiệp

3. So sánh đất thương mại dịch vụ và đất ở

Nhà nước quy định mỗi loại đất có mục đích sử dụng riêng. Điều này tạo nên tổng thể quy hoạch đồng bộ và sử dụng đất có hiệu quả. Vì vậy, hai loại đất này có nhiều điểm giống và khác nhau.

Sự giống nhau giữa đất thương mại dịch vụ và đất ở

Cả hai loại đất này đều nằm trong nhóm đất phi nông nghiệp. Quy định tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2013.

Sự khác nhau giữa đất thương mại dịch vụ và đất ở

Đất ở là gì

+ Thường có thời hạn sử dụng lâu dài.

+ Gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị.

+ Mục đích chính của loại đất này là xây nhà để ở.

Đất thương mại dịch vụ là gì

+ Có thời hạn sử dụng (không quá 70 năm).

+ Mục đích làm mặt bằng để xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc các công trình khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.

4 Có nên mua đất thương mại dịch vụ

Bài viết đã phân tích rất rõ về đất thương mại dịch vụ cũng như những văn bản pháp luật liên quan. Từ đó làm nền tảng cho mỗi người đưa ra quyết định có nên mua đất thương mại dịch vụ không.

Nếu nhu cầu của người sử dụng đất cần mặt cần để phục vụ sản xuất, kinh doanh thì việc mua đất là cần thiết. Tuy nhiên, chủ kinh doanh cũng cần cân nhấc quy mô phát triển của việc sản xuất, kinh doanh để đưa ra lựa chọn phù hợp. Bởi lẽ, nếu việc thuê đất là phù hợp hơn thì không cần phải mua đất thương mại dịch vụ.

>>> ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP LÀ GÌ? Có nên mua đất phi nông nghiệp
>>> ĐẤT NÔNG NGHIỆP là gì? Có nên mua đất nông nghiệp trong thời điểm này

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

đất phi nông nghiệp là gì

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP LÀ GÌ? Có nên mua đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp là gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, đây hiện tại là một kênh đầu tư sinh lợi rất tốt.

Vì vậy bài viết không chỉ giải đáp ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP LÀ GÌ? mà còn sẽ đưa ra dẫn chứng thực tế. Từ đó giúp bạn đọc có thêm kiến thức về loại đất này trước những quyết định trọng đại của đời mình.

Mục lục bài viết:

  1. Đất phi nông nghiệp là gì?
  2. Khi nào được phép chuyển sang đất phi nông nghiệp?
  3. Hồ sơ, thủ tục chuyển sang đất ở
  4. Thuế đất phi nông nghiệp là gì?
  5. Có nên mua đất phi nông nghiệp?

Căn cứ bài viết:

+ Luật Đất đai 2013 và văn bản pháp luật liên quan


1. Đất phi nông nghiệp là gì?

Có thể hiểu đất phi nông nghiệp là nhóm đất không nhằm mục đích trồng trọt, chăn nuôi. Các loại đất phi nông nghiệp được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013.

Bên cạnh đó, Luật này cũng quy định cụ thể về từng loại đất từ Điều 143 đến Điều 163.

1.1 Đất phi nông nghiệp là những loại đất nào?

Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:

+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp;
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng;
+ Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
+ Đất phi nông nghiệp khác.

nhà xây trên đất thổ cư

1.2 Đất phi nông nghiệp có phải là đất thổ cư không?

Pháp luật hiện hành không quy định đất nào là đất thổ cư. Tuy nhiên, đây là tên gọi mà người dân thường nói đến các loại đất ở.

Khi nhắc đến cụm từ “đất thổ cư” thì người dân có thể ngầm hiểu đó là loại đất có thể xây nhà ở. Đất thổ cư dùng để phân biệt với nhóm đất nông nghiệp. Một loại mua để xây nhà và một loại mua để trồng trọt, chăn nuôi.

Chính vì lẽ đó, ta có thể nói đất thổ cư là đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, đất phi nông nghiệp thì không chỉ gồm đất thổ cư mà còn chứa nhiều nhóm đất khác.

1.3 Đất phi nông nghiệp có được xây nhà không?

Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013 thì ta có thể thấy đất phi nông nghiệp không phải nhóm đất phục vụ mục đích nông nghiệp. Có nghĩa là không nhằm mục đích trồng trọt, chăn nuôi. Đây là nhóm đất nhằm để xây dựng nhà ở, các công trình nhà nước, cơ sở kinh doanh, tôn giáo, tín ngưỡng, làm nghĩa trang,…

Để biết được thửa đất thuộc nhóm đất nào thì chủ sử có thể xem tại trang 2 của Giấy chứng nhận. Nhóm đất phi nông nghiệp chủ yếu được cấp cho người dân là loại đất ở (đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị). Nếu thửa đất của bạn thuộc loại đất này thì được phép xây nhà.

2. Khi nào được phép chuyển sang đất ở?

Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo nhu cầu hiện nay rất lớn.

Trong trường hợp này ta có thể hiểu là việc chuyển đổi nhóm đất khác sang đất ở.

Căn cứ Điều 57 Luật Đất đai 2013, khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì mới được chuyển mục đích sử dụng đất. Trong đó, điểm e Điều này quy định cụ thể về việc chuyển đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở.

Vậy, để chuyển sang đất ở thì thửa đất phải phù hợp quy hoạch địa phương và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Để biết thửa đất có được chuyển sang đất ở không thì chủ sử dụng có thể tra cứu trên các website của tỉnh hoặc đến UBND cấp huyện để hỏi.

thủ tục chuyển sang đất ở

3. Hồ sơ, thủ tục chuyển sang đất ở

Nếu thửa đất phù hợp các quy định thì cần làm hồ sơ, thủ tục chuyển sang đất ở nếu muốn thay đổi mục đích sử dụng đất. Khi có Giấy chứng nhận đất ở thì người dân mới được phép thay đổi mục đích sử dụng đất.

Trong trường hợp thửa đất đủ điều kiện chuyển sang đất ở nhưng chủ sở hữu không làm thủ tục chuyển mà tiến hành xây dựng là vi phạm pháp luật.

Hồ sơ chuyển sang đất ở

+ Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng).

Thủ tục chuyển sang đất ở gồm các bước sau

+ Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì nộp tại bộ phận Một cửa. Nếu nơi có đất chưa có bộ phận này thì nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

+ Bộ phận tiếp nhận sẽ ghi và sổ tiếp nhận và trao phiếu hẹn cho người nộp. Nếu hồ sơ thiếu, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc phải thông báo, hướng dẫn cho người nộp bổ sung theo quy định.

+ Trong thời gian cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ thì chủ sử dụng cần nộp tiền sử dụng đất theo thông báo của cơ quan thuế.

+ Cơ quan có thẩm quyền trả kết quả cho chủ sử dụng. Lưu ý: thời gian giải quyết sẽ không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

quy định chuyển mục đích sử dụng đất

4. Thuế đất phi nông nghiệp là gì?

Thuế đất phi nông nghiệp là số tiền phải nộp đối với đất sản xuất kinh doanh, đất ở, đất phi nông nghiệp khác sử dụng vào mục đích kinh doanh. Thuế đất này được quy định cụ thể tại Thông tư 153/2011/TT-BTC.

Cách tính thuế đất phi nông nghiệp

Tiền thuế phải nộp = tiền thuế phát sinh – tiền thuế được miễn, giảm (nếu có)

Trong đó, tiền thuế phát sinh = diện tích đất tính thuế x giá của 1m2 đất x Thuế suất (%).

Cụ thể:

Giá đất do UBND tỉnh quy định theo chu kỳ 5 năm, tính từ 01/01/2012. Vì vậy, các địa phương khác nhau sẽ có giá đất tính thuế khác nhau.

Nộp thuế đất phi nông nghiệp ở đâu?

Người dân sẽ đến cơ quan thuế cấp quận, huyện để nộp.

Ngoài ra, một số nơi hiện cho phép người sử dụng đất nộp thuế tại cơ quan hoặc nộp trực tiếp cho cá nhân được cơ quan thuế có thẩm quyền ủy quyền. Việc này tạo điều kiện cho chủ sử dụng đất phi nông nghiệp tại các vùng có hoàn cảnh khó khăn thuận lợi hơn trong việc chuyển đổi.

5. Có nên mua đất phi nông nghiệp

Trong thời điểm kinh tế phát triển vượt bậc như hiện nay thì nhu cầu đầu tư là rất lớn. Bên cạnh các kênh đầu tư khác như: chứng khoán, vàng,… thì bất động sản được người dân quan tâm nhiều nhất.

Bởi lẽ, trong thời gian tới, cơ sở hạ tầng tiếp tục hoàn thiện tạo điều kiện kinh tế phát triển. Chính vì vậy, việc đầu tư đất phi nông nghiệp hoặc đất ở là một trong những lựa chọn đáng câc nhấc.

Trước khi quyết định có nên mua đất phi nông nghiệp không thì cần xác định mục đích mua là gì. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ những lựa chọn không phù hợp trước khi đầu tư. Sau khi xác định mục đích và chọn lựa thửa đất phù hợp thì cần xem xét đến các yếu tố liên quan. Cụ thể là hiện trạng giao thông, các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng,… tại khu vực đầu tư. Bởi đây chính là yếu tố chủ yếu quyết định tiềm năng sinh lợi của thửa đất trong tương lai.

Bên cạnh đó, người mua cần cân nhấc đến túi tiền của mình trước khi quyết định. Bởi lẽ, việc sử dụng đòn bẫy tài chính là một trong những lựa chọn của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu sử dụng đòn bẫy tài chính vượt quá khả năng kiểm soát thì rất dễ dẫn đến thất bại.

Bài viết dựa trên nghiên cứu của tác giả. Hy vọng sẽ đem đến cho bạn kiến thức tổng quan giải đáp đất phi nông nghiệp là gì?

>> ĐẤT NÔNG NGHIỆP là gì? Có nên mua đất nông nghiệp trong thời điểm này

>> ĐẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ LÀ GÌ? Có nên mua đất thương mại dịch vụ

đất nông nghiệp

ĐẤT NÔNG NGHIỆP là gì? Có nên mua đất nông nghiệp trong thời điểm này

Đất nông nghiệp là loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước và được phân bố khắp các tỉnh, thành. Điều này cũng dễ hiểu bởi nước ta có nguồn gốc văn hoá lúa nước. Đồng thời, Việt Nam cũng là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Chính vì lẽ đó mà hầu như ai cũng biết cơ bản về ĐẤT NÔNG NGHIỆP. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các quy định pháp lý liên quan loại đất này. Vì vậy, bài viết sẽ cung cấp thông tin tổng quan về đất nông nghiệp để người đọc nắm vững trước khi xuống tiền đầu tư.

Nội dung bài viết:

  1. Đất nông nghiệp là gì?
  2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nông nghiệp
  3. Hạn mức giao đất nông nghiệp
  4. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp
  5. Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp
  6. Đất nông nghiệp có được chuyển sang đất thổ cư không
  7. Có nên đầu tư đất nông nghiệp

Căn cứ bài viết:

+ Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản pháp lý liên quan.
+ Các trang báo điện tử.


1. Đất nông nghiệp là gì?

Căn cứ vào mục đích sử dụng, nhóm đất nông nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013.

Đất nông nghiệp là loại đất có mục đích sử dụng để sản xuất nông nghiệp, bao gồm: trồng chọt, chăn nuôi, trồng rừng,… Đất nông nghiệp vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu; vừa là tài liệu lao động; vừa là đối tượng lao động của ngành “Nông – Lâm Nghiệp”.

1.1 Các loại đất nông nghiệp

Cụ thể, đất nông nghiệp gồm các loại đất sau:

+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

+ Đất trồng cây lâu năm;

+ Đất rừng sản xuất;

+ Đất rừng phòng hộ;

+ Đất rừng đặc dụng;

+ Đất nuôi trồng thủy sản;

+ Đất làm muối;

+ Đất nông nghiệp khác.

1.2 Đất nông nghiệp khác là gì?

Trong 08 loại đất nông nghiệp tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 có quy định về đất nông nghiệp khác. Với đất nông nghiệp khác, người sử dụng có thể:

+ Xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất.

+ Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép.

+ Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nông nghiệp

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Người sử dụng được Nhà nước trao quyền sử dụng. Tuy nhiên, người sử dụng phải tuân thủ quyền và nghĩa vụ do Nhà nước quy định. Nếu vi phạm quy định sử dụng đất theo tuỳ mức độ sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Bên cạnh các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất thì người sử dụng còn có quyền sử dụng riêng với loại đất nông nghiệp.

lá cây + đất nông nghiệp

2.1 Quyền của người sử dụng đất nông nghiệp

+ Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+ Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất và các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

+ Được Nhà nước hướng dẫn, tạo điều kiện cải tạo đất nông nghiệp. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

+ Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định.

+ Được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

2.2 Nghĩa vụ của người sử dụng đất nông nghiệp

+ Người sử dụng đất phải đúng theo quy định pháp luật. Cụ thể: đúng mục đích, đúng ranh giới, đúng quy định về độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không.

+ Tiến hành thực hiện kê khai đăng ký đất đai khi sử dụng.

+ Cần làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất. Hoặc khi thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

+ Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường.

+ Không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

+ Tuân theo các quy định về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

+ Bán giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất. Hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

3. Hạn mức giao đất nông nghiệp

Hạn mức giao đất nông nghiệp cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được quy định cụ thể tại Điều 129 Luật Đất đai năm 2013.

Hạn mức giao từng loại đất

Đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ có hạn mức như sau:

+ Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

+ Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

Đối với đất trồng cây lâu năm, mỗi hộ gia đình, cá nhân được giao hạn mức:

+ Không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;

+ Không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta.

Trường hợp giao nhiều loại đất nông nghiệp

Nếu hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.

Trường hợp không tính hạn mức chung

Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng có thể không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân.

Diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất đều không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129.

4. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Điều 130 Luật Đất đai năm 2013. Cụ thể như sau:

4.1 Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng từng loại đất

– Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối:

+ Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

+ Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.

– Đất trồng cây lâu năm:

+ Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;

+ Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

– Đất rừng sản xuất là rừng trồng:

+ Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;

+ Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

4.2 Hạn mức sử dụng khi có đất nông nghiệp ở nhiều tỉnh thành

+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ căn cứ vào tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất.

+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất thì hạn mức quy định theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

4.3 Làm thế nào khi vượt hạn mức sử dụng đất nông nghiệp

+ Nếu hạn mức nhận chuyển quyền theo quy định tại Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà đăng ký chuyển quyền trước ngày 01/7/2007 thì hộ gia đình, cá nhân vẫn được sử dụng phần diện tích vượt hạn mức.

+ Nếu sử dụng vượt hạn mức từ ngày 01/7/2007 đến trước ngày 01/7/2014 thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất. Đồng thời, phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước đối với phần diện tích vượt hạn mức nhận chuyển quyền.

trồng cây trên đất nông nghiệp

5. Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp

Căn cứ vào Điều 126 Luật Đất đai năm 2013, đất nông nghiệp là loại đất có thời hạn sử dụng. Pháp luật cũng quy định thời hạn từng loại đất khác nhau. Thời hạn này được ghi cụ thể tại trang 2 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng).

Khi hết hạn, người sử dụng có thể được gia hạn (hoặc không) tuỳ từng trường hợp cụ thể. Đồng thời, khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo quy định. Trong đó, có 03 trường hợp chính.

5.1 Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là 50 năm

Nếu hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp phù hợp theo Điều 129 Luật Đất đai năm 2013 thì thời hạn giao đất, công nhân quyền sử dụng đất là 50 năm.

5.2 Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp không quá 50 năm

Thông thường, thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm.

Ngoài ra, nếu rơi vào các trường hợp sau thì sẽ có thời hạn không quá 50 năm:

+ Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;

Tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất.

5.3 Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp không quá 70 năm

Trường hợp giao đất, cho thuê đất không qúa 70 năm rơi vào những trường hợp sau:

+ Dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm;
+ Dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

6. Đất nông nghiệp có được chuyển sang đất thổ cư không

Đất nông nghiệp có thể được chuyển sang đất thổ cư nếu việc chuyển đổi phù hợp kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Chính vì vậy, đất nông nghiệp hoàn toàn có thể chuyển đổi sang thổ cư nếu người sử dụng có nhu cầu. Tuy nhiên, không phải thửa đất nào cũng sẽ được chuyển sang thổ cư.

Căn cứ vào Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, muốn chuyển đất nông nghiệp sang đất ở phải xin phép UBND cấp huyện.

6.1 Hồ sơ, thủ tục chuyển đất nông nghiệp

Hồ sơ chuyển đất nông nghiệp sang đất ở

Theo Điều 6 Thông tư 30.2014/TT-BTNMT, hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng).

Thủ tục chuyển đất nông nghiệp

+ Nộp hồ sơ tại bộ phận Một cửa hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện (nếu chưa có Một cửa);

+ Cán bộ sẽ tiến hành tiếp nhận hồ hơ và tiến hành xử lý theo yêu cầu;

+ Người sử dụng đất phải tiến hành các nghĩa vụ tài chính liên quan đến chuyển đổi;

+ Thời gian thực hiện hồ sơ thông thường không quá 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ. Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, lễ theo quy định. Không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

6.2 Loại đất nông nghiệp nào không được phép chuyển đổi

Bên cạnh những thửa đất được chuyển đổi theo quy định thì vẫn còn rất nhiều thửa đất không được phép chuyển đổi. Điều này giúp ngăn chặn việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất bừa bãi, ảnh hưởng sự phát triển chung.

Theo đó, nếu đất nằm trong vùng quy hoạch đất nông nghiệp thì sẽ không được chuyển đổi sang đất ở. Để xem quy hoạch sử dụng đất của địa phương thì bạn có thể xem trên website hoặc đến trực tiếp UBND cấp huyện để hỏi.

cây trồng trên đất nông nghiệp

7. Có nên đầu tư đất nông nghiệp

Trong bài viết đã nêu cụ thể những vấn đề pháp lý về đất nông nghiệp. Đây là nền tảng kiến thức bổ trợ quyết định có nên đầu tư đất nông nghiệp không.

Đất nông nghiệp có mục đích sử dụng chủ yếu để trồng trọt, chăn nuôi. Vì vậy, nếu bạn có nhu cầu sử dụng đất theo mục đích này thì rất nên đầu tư đất nông nghiệp. Bởi lẽ, loại đất này không chỉ đem lại giá trị về nông nghiệp mà còn là nguồn tài sản sinh lợi cao trong tương lai. Bởi bất động sản luôn là kênh đầu tư sinh lợi cao hiện nay tại Việt Nam.

7.1 Giá đất nông nghiệp hiện nay

Pháp luật có quy định khung giá đất tại mỗi tỉnh thành. Khung giá đất này hoàn toàn công khai. Bạn có thể dễ dàng tra cứu trên website của tỉnh để biết giá đất tại từng địa phương.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng tôi, giá đất thực tế giao dịch hiện nay theo sự thoả thuận. Nếu người bán và người mua đồng ý chốt giá (miễn không vi phạm pháp luật) thì sẽ được tiến hành giao dịch chuyển đổi. Giá giao dịch thực tế thông thường cao hơn mức quy định hiện hành.

7.2 Rủi ro khi mua đất nông nghiệp

Một trong những rủi ro hàng đầu khi mua đất nông nghiệp là không tiến hành chuyển nhượng theo quy định pháp luật. Cụ thể, hiện nay pháp luật quy định chuyển nhượng bất động sản phải thông qua công chứng, chứng thực. Vì vậy, nếu chấp nhận hình thức chuyển nhượng khác thì người mua sẽ có rủi ro mất tài sản rất cao.

Điển hình, có không ít người mua đất thông qua hình thức vi bằng trong thời gian qua. Đây là hình thức chuyển nhượng vi phạm pháp luật. Bởi lẽ, vi bằng do Thừa phát lại thực hiện chỉ để xác lập chứng cứ. Nếu có tranh chấp xảy ra thì người chịu thiệt hại sẽ là bên mua.

Ngoài ra, trường hợp mua đất không chính chủ hoặc giấy tay cũng mang đến nhiều rủi ro. Để tránh “tiền mất, tật mang”, người mua cần phải tỉnh táo trước những thủ đoạn gian lận của kẻ xấu.

Để tránh rủi ro, người mua chỉ nên xác lập giao dịch với chủ sở hữu thực sự của thửa đất. Đồng thời, phải đến phòng công chứng để làm thủ tục chuyển nhượng theo quy định pháp luật. Tuyệt đối không nhận chuyển nhượng thông qua những hình thức khác để tránh thiệt hại không đáng có.

Bài viết dựa trên nghiên cứu của tác giả, hy vọng sẽ đem đến cho bạn kiến thức tổng quan về đất nông nghiệp.

>> ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP LÀ GÌ? Có nên mua đất phi nông nghiệp

>> ĐẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ LÀ GÌ? Có nên mua đất thương mại dịch vụ

đất thổ cư là gì

ĐẤT THỔ CƯ LÀ GÌ? Cần biết gì khi mua đất thổ cư

Đất thổ cư là gì? Là câu hỏi mà hầu hết tất cả mọi người đều quan tâm. Bởi lẽ, ai trong chúng ta cũng đều muốn sở hữu một mảnh đất. Đây không chỉ là tài sản sinh lợi trong tương lai mà còn là nơi “cắm dùi” xây dựng mái ấm gia đình.

Bên cạnh việc giải thích ĐẤT THỔ CƯ LÀ GÌ, bài viết còn phân tích thuận lợi và rủi ro trước khi bạn đầu tư mua đất thổ cư.

Nội dung chính bài viết:

  1. Đất thổ cư là gì?
  2. Cách xác định đất thổ cư
  3. Giá đất thổ cư
  4. Đất nông nghiệp lên thổ cư

Căn cứ bài viết:

  • Luật đất đai năm 2013 và các văn bản pháp luật liên quan.
  • Thị trường giao dịch bất động sản trong thời gian qua.

1. Đất thổ cư là gì?

Trên thực tế, theo quy định của Luật Đất Đai năm 2013 không có loại đất nào tên “đất thổ cư”. Đất thổ cư là từ mà người dân nói về thửa đất được phép xây dựng nhà ở. Đất thổ cư thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

Đất phi nông nghiệp là gì?

Theo khoản 2 Điều 10 Luật Đất Đai nằm 2013:

Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

trồng cây

Từ quy định trên, đất thổ cư mà phần lớn người dân quan tâm là loại đất ở nông thôn và đất ở đô thị. Vậy hai loại đất này có gì khác nhau:

Đất ở nông thôn là gì?

Đất thổ cư nông thôn có ký hiệu là ONT. Đây là loại đất ở thuộc địa giới hành chính khu vực nông thôn và do xã quản lý. Đất ở nông thôn có chính sách thuế và quy hoạch riêng theo từng khu vực. Đất ONT thường được ưu tiên cấp phép xây dựng vườn và ao để phục vụ cho sự phát triển của địa phương đó.

Đất ở đô thị là gì?

Đất thổ cư đô thị có ký hiệu là ODT. Đất ở đô thị thuộc phạm vi quản lý của các phường, thị trấn, quận, thành phố, thị xã. Hoặc khu dân cư quy hoạch của đô thị mới. Đất ở đô thị cũng có chính sách thuế và quy định riêng. Phần lớn người dân mua đất ở đô thị phục vụ mục đích xây dựng nhà để ở.

2 Cách xác định đất thổ cư

Một trong những cách đơn giản nhất để xác định đất thổ cư là xem ở trang 2 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy này được người dân gọi là “sổ đỏ” hoặc “sổ hồng”.

Tại trang 2 của sổ hồng sẽ có mục “Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Tại đây toàn bộ thông tin của thửa đất sẽ được ghi cụ thể, gồm:

1 – Thửa đất số: …, tờ bản đồ số: ….

2 – Địa chỉ: …

3 – Diện tích: …

4 – Hình thức sử dụng: …

5 – Mục đích sử dụng: …

6 – Thời hạn sử dụng: …

7 – Nguồn gốc sử dụng: …

Để xác định đây là đất thổ cư hay nhóm đất khác thì chúng ta sẽ xem ở “Mục đích sử dụng”. Ngoài ra, trang 2 của sổ hồng còn giúp chúng ta biết chính xác vị trí, diện tích, thời hạn cũng như hình thức sử dụng. Điều này sẽ giúp chúng ta sử dụng đất đúng theo quy định của pháp luật.

Đáng chú ý, thông thường đất thổ cư thường có thời hạn sử dụng là lâu dài. Đây là điều khác với nhiều loại đất khác. (Đất nông nghiệp thường có thời hạn sử dụng khoảng 50 năm).

mẫu nhà nhỏ

3 Giá đất thổ cư

Giá đất ở từng tỉnh thành sẽ không giống nhau. Đặc biệt, đất thổ cư ở nông thôn và đô thị lại càng có mức chênh lệch rất lớn.

Giá đất sẽ được Nhà nước quyết định theo Điều 18 Luật Đất Đai năm 2013. Cụ thể:

Điều 18. Nhà nước quyết định giá đất:

1 Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất.

2 Nhà nước ban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể.

Thực tế, giá đất giao dịch của người dân lại cao hơn nhiều so với giá đất của Nhà nước quyết định. Bởi lẽ, trên cơ sở “thuận mua, vừa bán” thì người dân có quyền giao dịch thửa đất theo giá thoả thuận. Đồng thời phải tiến hành đóng thuế (thu nhập cá nhân và lệ phía trước bạ dựa trên giá thoả thuận) và làm các thủ tục chuyển đổi theo quy định.

Tuy nhiên, nếu giá thoả thuận có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Nhà nước sẽ tiến hành xử lý theo quy định. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp bán đất giá quá thấp (vì mục đích tư lợi khác) đã bị xử lý theo pháp luật.

4 Đất nông nghiệp lên thổ cư được không?

Trong thời gian qua đã có nhiều trường hợp chuyển đổi đất nông nghiệp lên thổ cư. Vì vậy, đất nông nghiệp lên thổ cư sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật.

4.1 Điều kiện chuyển đất nông nghiệp lên thổ cư

Để chuyển đổi đất nông nghiệp thành thổ cư thì phải đá ứng đủ các điều kiện sau:

– Vị trí thửa đất được cho phép chuyển đổi theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.

– Có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất của người sử dụng đất.

Kế hoạch sử dụng đất hàng năm là kế hoạch được công khai để người dân có thể tìm hiểu. Người dân có thể lên trực tiếp cấp huyện tại nơi sử dụng đất để hỏi. Hoặc có thể tìm hiểu trên internet (nếu thông tin được update).

thủ tục pháp lý

4.2 Trình tự, thủ tục chuyển đất nông nghiệp lên thổ cư

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ để chuyển đất nông nghiệp lên thổ cư thông thường gồm:

1 Đơn xin pháp chuyển mục đích sử dụng đất.

2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng)

Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, người dân sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại:

+ Bộ phận Một cửa;

+ Phòng Tài nguyên Môi trường (nếu chưa có Bộ phận Một cửa).

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ thì cán bộ phụ trách sẽ tiếp nhận hồ sơ và trao phiếu hẹn cho người nộp. Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận sẽ hướng dẫn người nộp bổ sung.

Đồng thời, người dân cũng cần nộp tiền sử dụng đất và các nghĩa vụ khác theo quy định.

Thời gian trả kết quả

Theo quy định, thời hạn giải quyết hồ sơ chuyển đất thổ cư là không quá 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

Đối với địa phương ở các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian giải quyết không quá 25 ngày.

Lưu ý, thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, lễ theo quy định. Ngoài ra không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Những thông tin trong bài viết không chỉ giải thích đất thổ cư là gì mà còn phân tích nhiều vấn đề liên quan để bạn đọc cân nhấc đầu tư. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ đem đến nhiều kiến thức cần thiết đến bạn đọc.

 

Scroll to Top