Kinh Nghiệm Đầu Tư BĐS

có nên mua nhà khi chưa đủ tiền

CÓ NÊN MUA NHÀ KHI CHƯA ĐỦ TIỀN trong thời điểm hiện nay

CÓ NÊN MUA NHÀ KHI CHƯA ĐỦ TIỀN là một trong nhiều vấn đề mà các bạn trẻ rất quan tâm. Bởi lẽ, giá nhà đất hiện nay được cho là khá cao so với thu nhập bình quân của người lao động.

Đặc biệt, người trẻ hiện nay rất quan tâm vấn đề có nên mua nhà khi chưa đủ tiền hay không. Bài viết sẽ phân tích những lợi ích của việc mua nhà cũng như cách sử dụng đòn bẫy tài chính cho người ít vốn mua nhà.

Mục lục:

  1. Có nên mua nhà khi chưa đủ tiền
  2. Kiến thức về đất đai
  3. Cách mua đất thông minh

1. Có nên mua nhà khi chưa đủ tiền

Câu hỏi này hiện nay được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là giới trẻ. Bởi lẽ, mong muốn được sở hữu một căn nhà là điều mà bất cứ ai cũng mong muốn. Nhà không chỉ là nơi ở mà còn là một tài sản giá trị trong thời điểm hiện nay.

Thực tế, nếu bạn chưa đủ tiền thì vẫn mua được nhà nếu có kế hoạch đầu tư và biết sử dụng đòn bẫy tài chính. Bởi lẽ, bất động sản không chỉ dành riêng cho những “cá mập” mà còn là sân chơi cho “cá con” nếu biết cách.

Vì vậy, vấn đề có nên mua nhà khi chưa đủ tiền phụ thuộc hoàn toàn vào chính bạn. Người sẽ quyết định tương lai của mình và người thân. Nếu bạn đang có ít vốn và muốn sở hữu bất động sản hoặc căn hộ thì nên lên kế hoạch và thực hiện ngay. Dưới đây là một trong những chiến lược đầu tư bất động sản cho người ít vốn hiệu quả.

cách mua đất thông minh

2. Kiến thức về đất đai

Khi am hiểu kiến thức về lĩnh vực nào thì khả năng thành công ở lĩnh vực đó càng cao. Đầu tư bất động sản cũng không ngoại lệ. Bạn cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng trước khi xuống vốn mua nhà đất.

2.1 Tìm hiểu pháp lý

Đây là điều cực kỳ quan trọng mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần phải nắm rõ. Hầu hết, tất cả các sản phẩm bất động sản đều có giá trị cao. Vì lẽ đó, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ tính pháp lý của mảnh đất mình dự định “xuống tiền”.

Điều này sẽ giúp bạn hạn chế nhiều rủi ro sau khi đầu tư. Tìm hiểu pháp lý sẽ giúp bạn nắm rõ tình trạng bất động sản mình đang “để mắt” có đáng đầu tư không.

Thông tin pháp lý sẽ cung cấp cho bạn biết: Bất động sản có được phép đưa vào giao dịch không; Mảnh đất có vướng quy hoạch không; Những hình thức đầu tư, xây dựng nào trên bất động sản phù hợp quy định của pháp luật,…

Bởi vì, ngoài chờ đợi bất động sản sinh lợi thì bạn cần phải tìm cách khai thác tối đa tiềm năng của mảnh đất mình đầu tư. Điều này sẽ giúp bạn có thêm kinh phí để xoay sở nếu đã đầu tư hết vốn vào bất động sản.

2.2 Am hiểu thị trường

Một trong những điều tiên quyết để bạn “thắng đậm” trong đầu tư bất động sản là phải am hiểu thị trường. Điều này sẽ giúp bạn có tầm nhìn chiến lược vạch ra những kế hoạch cụ thể để chọn hình thức đầu tư tốt nhất.

Trong thời gian qua, không ít nhà đầu tư mới đã “thấm đòn” thua lỗ khi không tìm hiểu kỹ thị trường mà lại đầu tư theo số đông. Khi bạn là người mới và có số vốn hạn hẹp thì càng nên tìm hiểu thị trường trước khi xuống tiền bất cứ một sản phẩm bất động sản nào.

Bởi lẽ, là một người “non nghề” thì việc bảo vệ túi tiền của mình cũng không thua kém việc đầu tư sinh lợi. Vì nếu chọn sai sản phẩm đầu tư, bạn có thể sẽ mất rất lâu mới có thể lấy lại khoản tiền thua lỗ đã bỏ ra.

3. Cách mua đất thông minh

Nếu có phương pháp thông mình thì bạn dễ dàng “thắng đậm” trong thị trường nhà đất. Còn không thì bạn phải là người cực kỳ may mắn, làm đâu thắng đó. Dĩ nhiên, số người cực kỳ may mắn trong cuộc đời này sẽ không chiếm quá nhiều rồi. Đây chính là những chiến lượt mà tôi đã đút kết trong quá trình đầu tư bất động sản khi có ít vốn. Chiến lượt này đã từng hữu dụng với tôi, hy vọng rằng sẽ giúp ít cho bạn.

kiến thức về đất đai

3.1 Xây dựng chiến lượt đầu tư nhà đất

Bởi lẽ, khi xây dựng cho mình một kế hoạch bài bản. Bạn sẽ hiểu rõ mình mong muốn điều gì và cách thức thực hiện ra sao. Điều này giúp bạn kiểm soát được “sân chơi” mà mình đang “đá”. Khi có những trở ngại thực tế, bạn có thể nhanh chóng “lách” sang kế hoạch B ngay.

3.2 Chọn hình thức đầu tư bất động sản

Có nhiều hình thức đầu tư bất động sản. Bạn cần phải biết mình muốn dấn thân vào thị trường nào để có lợi nhuận tốt nhất. Sau đây là những hình thức đầu tư mà nhiều người nhắm đến trong những năm qua.

  • Căn hộ chung cư;
  • Đất nền dự án;
  • Mua nhà cũ tân trang rồi bán lại;
  • Góp vốn đầu tư đất nền phân lô;
  • Tìm mua nhà đất cần bán gấp với giá rẻ hơn thị trường;
  • Đầu tư bất động sản ở các tỉnh lẻ;
  • Thuê bất động sản rồi cho thuê lại;
  • Trở thành đại lý bất động sản;
  • Đầu tư và khai thác bất động sản nghỉ dưỡng;

Mỗi hình thức đầu tư đều có những tiềm năng và thế mạnh riêng. Điều bạn cần làm là tìm hiểu kỹ loại hình phù hợp nhất với bản thân.

Bên cạnh đó, đã là đầu tư thì bạn cũng cẩn phải xác định thời gian thu hồi vốn cho những dự án này. Từ đó, bạn vạch ra tầm nhìn đầu tư: ngắn hạn, dài hạn, hay trung hạn. Để từ đó bạn còn xây dựng cho mình lộ trình khai thác tối đa lợi nhuận từ bất động sản đem lại.

am hiểu thị trường nhà đất

3.3 Sử dụng đòn bẫy tài chính khôn ngoan

Nếu là một người tìm hiểu nhiều về bất động sản và các loại hình đầu tư, hiển nhiên bạn sẽ không còn xa lạ gì với cụm từ “đòn bẫy tài chính”. Đó chính là cách thức sử dụng khoản vay từ các tổ chức tín dụng để đầu tư bất động sản cho người ít vốn.

Hiện nay, rất nhiều ngân hàng cho vay từ 60 đến 80% giá trị dự án nhà đất. Cụ thể, người mua nhà chỉ phải trả từ 20-40% giá trị ngân hàng. Số còn lại, ngân hàng sẽ thanh toán cho chủ đầu tư. Sau đó, người mua sẽ trả dần lại ngân hàng theo kế hoạch. Thông thường, người mua có thể trả dần từ 5 đến 25 năm sau đó.

Ngoài ra, nếu mua nhà đất từ người dân, bạn còn có thể dùng sổ đỏ “cắm” vào ngân hàng để vay theo hình thức thế chấp. Tính đến thời điểm này, bất động sản vẫn được cho là một trong những tài sản an toàn nhất mà các ngân hàng nhận thế chấp.

Từ ngày 15-5-2021, người dân còn được nhận thế chấp quyền sử dụng đất (trước đây chỉ có tổ chức tín dụng mới được nhận thế chấp) theo Nghị định số 21/2021 của Chính phủ. Điều này đã “mở” thêm một cánh cửa cho bạn sử dụng đòn bẫy tài chính một cách khéo léo.

Có nên mua nhà khi chưa đủ tiền thực sự là một câu trả lời khó. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Nếu bạn chưa đủ tiền nhưng có kiến thức tài chính và am hiểu thị trường bất động sản thì có cơ hội “thắng đậm” khi mua nhà. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức nào liên quan mà xuống tiền mua nhà khi chưa đủ tiền thì rất có nguy cơ mất tài sản.

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu trước khi mua nhà thì nên đọc bài viết dưới đây:

> MUA ĐẤT VI BẰNG nguy cơ mất trắng tài sản

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

mua đất vi bằng

MUA ĐẤT VI BẰNG nguy cơ mất trắng tài sản

MUA ĐẤT VI BẰNG là hình thức giao dịch bất động sản trái pháp luật. Chính vì vậy những người mua đất qua hình thức vi bằng có nguy cơ mất trắng tài sản.

Bài viết sẽ phân tích lý do tại sao mua đất vi bằng lại gây thiệt hại để tránh tiền mất tật mang.

Mục lục:

  1. Mua đất vi bằng là gì?
  2. Kinh nghiệm mua nhà vi bằng
  3. Mua đất vi bằng có làm sổ được không?
  4. Mua đất vi bằng có xây nhà được không?
  5. Mua đất vi bằng nguy cơ mất trắng?

Căn cứ pháp lý:


1. Mua đất vi bằng là gì?

Pháp luật Việt Nam hiện nay không thừa nhận việc giao dịch bất động sản thông qua hình thức lập vi bằng. Vì vậy, mua đất vi bằng là một hành động dẫn đến nguy cơ mất trắng tài sản. Để biết vì sao mua đất thông qua hình thức này lại nguy hiểm đến vậy, bài viết sẽ giải thích rõ lý do.

Mua đất vi bằng là gì

Vi bằng là gì?

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.

Pháp luật hiện hành quy định: Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử của Toà án và trong các quan hệ pháp luật khác.

Thực tế, luật cũng đã quy định rất rõ về phạm vi áp dụng của vi bằng. Trong các quy định, không hề ghi nhận giao dịch bất động sản qua hình thức vi bằng.

Mua đất vi bằng không được pháp luật thừa nhận

Trong trường hợp hai bên giao dịch bất động sản bằng giấy tay và yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng để xác nhận việc giao nhận tiền của các bên. Sau đó, giao dịch này xảy ra tranh chấp. Hai bên kiện tụng thì có thể bị Toà án tuyên giao dịch trên vô hiệu.

Lúc này việc lập vi bằng nhằm chứng minh các bên có giao dịch tiền, thoả thuận mua bán. Vi bằng này dùng làm cơ sở cho Toà án giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu.

Từ các căn cứ trên, có thể nhận định, mua đất vi bằng không được pháp luật thừa nhận. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của bản thân, chúng ta không nên mua nhà đất bằng hình thức này.

Bởi lẽ, nếu tài sản sau khi giao dịch, có tranh chấp phát sinh thì người mua thường phải gánh chịu hậu quả. Trong hầu hết các trường hợp, giao dịch được Toà án giải quyết và tuyên hợp đồng dân sự vô hiệu. Lúc này các bên sẽ trả lại cho nhau những gì đã nhận.

Mua đất vi bằng có làm sổ được không

2. Kinh nghiệm mua nhà vi bằng

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn đề cập đến việc giao dịch bất động sản qua hình thức lập vi bằng đã và đang xuất hiện trong thời gian qua, gây nhiều ý kiến trái chiều và để lại nhiều hậu quả pháp lý nghiêm trọng.

Trên thực tế cho thấy nhiều trường hợp lập vi bằng liên quan đến bất động sản nhằm hợp thức hoá các giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật. Cụ thể, khi các giao dịch liên quan bất động sản không đủ điều kiện thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực theo quy định, một số người đã tìm cách “lách” sang hình thức lập vi bằng để cố tình thực hiện mua bán.

Đây chính là lý do mà người mua cần coi chừng mất tiền khi mua đất bằng hình thức lập vi bằng. Trong đó, nổi bậc nhất là các giao dịch như: ghi nhận việc chuyển nhượng nhà, quyền sử dụng đất không có giấy chứng nhận hợp pháp, không đủ điều kiện tách thửa để chuyển nhượng, nhờ người khác đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…

3. Mua đất vi bằng có làm sổ được không?

Theo khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020 NĐ-CP: “Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác”. Tại khoản 5 Điều 37 Nghị định này cũng nêu rõ về những trường hợp không được lập vi bằng “Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật”.

Từ những căn cứ trên có thể cho thấy, việc giao kết hợp đồng liên quan đến bất động sản bằng vi bằng không được pháp luật thừa nhận. Vi bằng do Thừa phát lại lập chỉ sử dụng mục đích duy nhất là tạo lập chứng cứ về sự việc có thật và không có giá trị thi hành.

Từ những căn cứ trên có thể thấy rằng mua đất vi bằng sẽ không thể làm sổ được. Người mua cần làm thủ tục theo quy định chuyển nhượng tại phòng công chứng thì mới sang tên đổi chủ được.

4. Mua đất vi bằng có xây nhà được không?

Theo pháp luật hiện hành, các loại hợp đồng: chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở thì bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy định.

 

Mua đất vi bằng có xây nhà được không

Riêng một số trường hợp ngoại lệ không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Cụ thể, đó là trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; Mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; Góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức, cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Chính vì vậy, nếu không thuộc các trường hợp ngoại lệ thì người mua đất vi bằng chưa phải là người sử dụng đất. Khi không phải là người sử dụng đất thì không thể xin giấy phép xây dựng và xây nhà. Trường hợp này thì mua đất vi bằng không xây nhà được.

5. Mua đất vi bằng nguy cơ mất trắng?

Nếu mua đất vi bằng và xảy ra tranh chấp, kiện tụng. Vi bằng sẽ trở thành chứng cứ. Thông thường, Toà án sẽ tuyên hợp đồng dân sự vô hiệu và hai bên trả lại cho nhau những gì đã nhận. Người mua trả lại đất, người bán trả lại tiền.

Mua đất vi bằng nguy cơ mất trắng

Nếu may mắn, người mua có thể nhanh chóng nhận đủ lại số tiền đã mua ban đầu. Nhưng thực tế, người mua đã nhận lại giá trị ít hơn ban đầu do sự trượt giá của đồng tiền và giá trị tăng thêm của nhà đất.

Đó là chưa kể đến những trường hợp xấu hơn có thể nhận lại ít hơn số tiền đã đầu tư trước đó. Hoặc trường hợp người bán không còn khả năng trả nợ thì mua đất vi bằng có nguy cơ mất trắng. Lúc đó, người mua có thể khởi kiện dân sự nhưng khả năng đòi lại đúng giá trị tiền như ban đầu rất bấp bênh.

Bài viết dựa trên nghiên cứu của tác giả về việc mua đất vi bằng trong thời gian qua. Tuy nhiên, mỗi tình huống sẽ có những đặc điểm khác nhau. Để nắm tránh mất tiền thì bạn nên tham khảo ý kiến luật sư khi thấy có vấn đề khả nghi.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

>> CÓ NÊN MUA NHÀ KHI CHƯA ĐỦ TIỀN trong thời điểm hiện nay

SỔ CHUNG LÀ GÌ?

SỔ CHUNG LÀ GÌ? Những rủi ro mua nhà sổ chung

Với tài chính eo hẹp thì việc mua nhà sổ chung là lựa chọn của khá nhiều người muốn an cư. Tuy nhiên, không ít người đã thiệt hại nặng nề khi mua nhà số chung khiến tạo tâm lý “rén” khi mua.

Nếu bạn đang quan tâm đến mua nhà sổ chung thì nên đọc kỹ bài viết này. Bên cạnh việc giải thích SỔ CHUNG LÀ GÌ? Ngôi Nhà Đầu Tiên sẽ phân tích kỹ những rủi ro mua nhà sổ chung và biện pháp khắc phục.

Mục lục

  1. Nhà sổ chung là gì?
  2. Tại sao lại có đất sổ chung?
  3. Có nên mua nhà sổ chung
  4. Mua nhà sổ chung có rủi ro gì?

1. Nhà sổ chung là gì?

Quy định pháp luật hiện hành không có khái niệm “sổ chung”, “sổ riêng”, “sổ đỏ”, “sổ hồng” mà đây là từ ngữ dân gian gọi. Theo đó, sổ chung có nghĩa là thửa đất có từ 2 người trở lên đồng sở hữu. Những người này có thể không có quan hệ con cái, vợ chồng mà có nhu cầu thì cũng có thể cùng mua nhà đất.

Dù là nhà sổ chung hay sổ riêng thì đều sẽ được cấp sổ thống nhất cùng một mẫu theo Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT. Những người đồng sở hữu sẽ được ghi tên lên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sổ hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (tạm gọi sổ đỏ).

Người đồng sở hữu cùng có quyền định đoạt, sang nhượng, cho thuê,… bất động sản chung đó. Chính vì có cùng quyền như nhau đối với nhà sổ chung, chính vì vậy những người đồng sở hữu sẽ bị chi phối bởi nhau. Cụ thể, nếu một trong những người đồng sở hữu không đồng ý chuyển nhượng bất động sản thì pháp luật không công nhân việc giao dịch của những người còn lại.

SỔ CHUNG LÀ GÌ? Những rủi ro mua nhà sổ chung
SỔ CHUNG LÀ GÌ? Những rủi ro mua nhà sổ chung

Hiểu được sổ chung là gì cũng như những quy định liên quan là điều rất cần thiết. Điều này giúp bạn hiệu quyền lợi và hạn chế của mình là gì để cân nhấc có nên mua nhà sổ chung không.

2. Tại sao lại có đất sổ chung?

Theo tìm hiểu của Ngôi Nhà Đầu Tiên có nhiều nguyên nhân có đất sổ chung. Một trong những lý do có nhà đất sổ chung do người mua nhà đất eo hẹp về tài chính.

Ví dụ, ông A có 500 triệu nhưng muốn mua nhà đất trị giá khoảng 1 tỷ (của ông B) tại phường Yên Thế, thành phó Pleiku, tỉnh Gia Lai. Lúc này, ông A và ông B sẽ cùng thoả thuận sở hưu chung nhà đất trên. Theo đó, ông A và ông B cùng nhau ra phòng công chứng để làm thủ tục giao dịch mua bán một phần bất động sản. Sau khi thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý theo quy định, ông A và ông B sẽ được cấp sổ đồng sử dụng nhà đất trên.

Đây là lý do chính xuất hiện nhà đất sổ chung trong thời gian qua. Bên cạnh đó, thì quy định về hạn mức tách thửa tại mỗi tỉnh thành cũng tác động đến quyền sử dụng nhà đất. Theo đó, mỗi địa phương sẽ có hạn mức tách thửa khác nhau (diện tích tối thiểu, chiều rộng mặt tiền bao nhiêu, dài bao nhiêu,…). Một số người muốn bán bớt phần đất đang sử dụng nhưng lại không đủ điều kiện tách thửa theo quy định đã quyết định bán một phần. Vì vậy, hình thức sở hữu chung xuất hiện.

Tại sao lại có đất sổ chung?
Tại sao lại có đất sổ chung?

Bên cạnh đó, việc thừa kế bất động sản từ cha mẹ cho con cái cũng tạo nên quyền sở hữu chung. Ví dụ: 4 anh chị em trong gia đình được bố mẹ cho tặng (thừa kế) nhà đất nên xuất hiện tình trạng nhà sổ chung.

Ngoài ra, việc mua chung cư sẽ cũng xuất hiện việc sở hữu riêng, sở hữu chung (lối đi, thang máy, sân chung,…).

3. Có nên mua nhà sổ chung

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ sổ chung là gì? cũng như tại sao có nhà đất sổ chung rồi. Lúc này bạn cũng có thể xác định phần nào việc có nên mua nhà sổ chung hay không.

Nếu vẫn muốn sở hữu nhà đất trong khi khả năng tài chính không cho phép thì mua nhà sổ chung cũng là một lựa chọn. Khi đã lựa chọn mua nhà sổ chung thì bạn cần nắm vững những kiến thức pháp lý cơ bản để tự bảo vệ mình.

Bạn phải hiểu rằng khi sở hữu nhà sổ chung thì bạn và những người đồng sở hữu đều có quyền quyết định chung. Việc đồng sở hữu sẽ có tác động qua lại lẫn nhau. Lúc này, bạn không thể một mình định đoạt nhà đất chung mà phải được sự đồng ý của những người cùng sở hữu.

Ngoài ra, việc sinh sống tại nhà đất chung cũng sẽ ảnh hưởng phần nào đến chất lượng sống của bạn. Điển hình, có thể nói là bạn không có gian riêng (trừ khi xác định rõ bạn sở hữu riêng phần diện tích nào trong căn nhà). Dù vậy thì cuộc sống bạn cũng sẽ bị tác động một phần nào bởi những người khác trong nhà.

4. Mua nhà sổ chung có rủi ro gì?

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, mua nhà sổ chung có nhiều rủi ro. Điển hình, trong thời gian qua, có không ít trường không đủ điều kiện tách thửa đã bán nhà sổ chung bằng hình thức lập vi bằng. Bạn phải biết rằng, việc giao dịch bất động sản thông qua hình thức vi bằng không được pháp luật thừa nhận. Nếu có bất kỳ tranh chấp xảy ra sau này thì vi bằng chỉ là chứng cứ để xử lý.

Vì vậy, nếu quyết định mua nhà sổ chung thì cần yêu cầu người bán ra công chứng để làm thủ tục theo quy định pháp luật. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro khi mua nhà sổ chung cũng như là căn cứ pháp lý để bảo vệ tài sản của mình.

>>> MUA ĐẤT VI BẰNG nguy cơ mất trắng tài sản

Một trong những rủi ro khác của mua nhà sổ chung là việc người đồng sở hữu muốn chuyển nhượng lại nhà đất. Nếu bạn có đủ tài chính lại mua lại thì quá tốt. Tuy nhiên, nếu bạn không mua lại được mà bán cho người khác thì lại có sự xáo trộn về quyền sở hữu.

Bên cạnh những rủi ro về sổ chung thì bạn cũng nên tìm hiểu về những rủi ro khác liên quan khi mua nhà đất. Cụ thể gồm:

+ Kiểm tra tính pháp lý của nhà đất có đủ điều kiện giao dịch chuyển nhượng không?

+ Tìm hiểu quy hoạch của bất động sản định mua.

+ Tìm hiểu những người đồng sở hữu trước khi quyết định mua nhà đất.

Trên đây là những kiến thức về SỔ CHUNG LÀ GÌ? Những rủi ro mua nhà sổ chung mà Ngôi Nhà Đầu Tiên muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng thông tin này giúp bạn lựa chọn được bất động sản như ý.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

Rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm ngôi nhà đầu tiên

RỦI RO KHI MUA ĐẤT TRỒNG CÂY LÂU NĂM trong thực tế

Đất trồng cây lâu năm là loại đất chiếm diện tích phổ biến, được phân bố khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Điển hình, phần lớn các hộ dân ở nông thôn đều sở hữu đất trồng cây lâu năm.

Nếu bạn đang tìm hiểu RỦI RO MUA ĐẤT TRỒNG CÂY LÂU NĂM thì hãy đọc bài viết này. Bên cạnh kiến thức pháp lý, Ngôi Nhà Đầu Tiên sẽ cùng bạn phân tích ưu và nhược điểm của việc đầu tư loại đất này.

Mục lục:

  1. Hiểu rõ đất trồng cây lâu năm
    Cây lâu năm là gì?
    Đất trồng cây lâu năm là gì?
    Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm
  2. Những rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm
    Rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm để trồng trọt
    Rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm để đầu tư
    Khắc phục rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm

1. Hiểu rõ đất trồng cây lâu năm

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng thấy loại đất trồng cây lâu năm. Đó là các loại đất chuyên trồng cây lâu năm tại các vườn cây ăn quả hay những cánh rừng bạt ngàn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về đất trồng cây lâu năm. Mời bạn cùng tìm hiểu loại đất này với Ngôi Nhà Đầu Tiên nhé.

Cây lâu năm là gì?

Theo Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 có giải thích một số từ ngữ liên quan cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu. Theo đó, ta có thể hiểu cây lâu năm là các loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm. Cụ thể, cây lâu năm gồm các loại sau:

+ Cây công nghiệp lâu năm như:  cà phê, chè, ca cao, cao su,…

+ Cây ăn quả lâu năm như: bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, mãng cụt, nhãn, sầu riêng,…

+ Cây thân gỗ: loại cây thân hoá gỗ như keo, bạch đàn, xà cừ, sao,…

+ Cây dược liệu lâu năm như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm.

+ Cây lấy gỗ, cây lấy bóng mát, cây lấy cảnh quan lâu năm như: xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng.

+ Cây thân bụi; Cây thân bụi; Cây thân leo.

Đất trồng cây lâu năm là gì?
Đất trồng cây lâu năm là gì?

Đất trồng cây lâu năm là gì?

Từ định nghĩa trên, ta thể thấy đất trồng cây lâu năm là loại đất dùng để trồng các cây lâu năm. Cụ thể, đó là việc thực hiện trồng các loại cây trồng một lần và cho thu hoạch trong nhiều năm. Chúng ta thường thấy người dân trồng cây lâu năm tại các nhà vườn, các khu rừng,…

Phân biệt điều này để gia chủ sử dụng đúng mục đích sử dụng đất, hạn chế tình huống pháp lý phát sinh.

Để biết thửa đất có mục đích sử dụng vào việc gì thì bạn có thể xem tại trang 2 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (còn gọi sổ đỏ, sổ hồng). Hiện tại, người dân thường giao dịch các loại đất như: thổ cư, cây lâu năm, cây hàng năm,…

Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm

Theo quy định, thời hạn giao đất, thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhận là không quá 50 năm.

Vậy ta có thể đất trồng cây lâu năm cũng có thời hạn sử dụng. Thời hạn này được ghi cụ thể tại trang 2 của sổ đỏ. Khi hết hạn sử dụng, chủ đất có nhu cầu sử dụng tiếp thì Nhà nước sẽ xem xét tiếp tục cho sử dụng.

Tuy nhiên, nếu nằm trong trường hợp bắt buộc thu hồi khi hết hạn thì chủ sử dụng phải trao trả lại đất cây lâu năm cho Nhà nước. Đó là những trường hợp quy định tại Điều 61 đến Điều 65 Luật Đất đai năm 2013.

+ Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;

+ Thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

+ Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai (đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục);

+ Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe doạ tính mạng con người.

2. Rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm

Trên thực tế, việc đầu tư nào cũng có những rủi ro nhất định. Đất trồng cây lâu năm lại là loại đất phân bố phổ biến khắp các tỉnh thành. Vì vậy, nhu cầu mua đất trồng cây lâu năm khá cao.

Sau khi đã hiểu cơ bản về đất trồng cây lâu năm, bạn sẽ dễ hiểu những rủi ro mua đất trồng cây lâu năm đơn giản hơn.

Rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm
Rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm

Rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm để trồng trọt

Theo đó, đất trồng cây lâu năm là người sử dụng chỉ gieo trồng một lần và cho thu hoạch nhiều năm. Nếu xác định mua đất trồng cây lâu năm để trồng trọt thì bạn cần phải xem xét đến các yếu tố như:

+ Vị trí thửa đất cây lâu năm;

+ Thời tiết, khí hậu khu vực đất trồng cây;

+ Thổ nhưỡng đất trồng cây lâu năm;

+ Giá đất trồng cây lâu năm trên thị trường;

+ Thông tin quy hoạch;

+ Giấy tờ pháp lý.

Bởi lẽ, khi thực hiện gieo trồng thì bên cạnh đảm bảo thông tin pháp lý thì thông tin về thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng,… rất quan trọng. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc gieo trồng và thu hoạch của bản.

Rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm để đầu tư

Một trong những lợi thế của đầu tư đất trồng cây lâu năm so với đất thổ cư là diện tích lớn và giá lại rẻ. Chính vì điều này mà nhu cầu mua đất trồng cây lâu năm trên thị trường rất cao. Tuy nhiên, việc đầu tư này cũng đem lại nhiều rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm.

Đầu tiên, vì mục đích chính của đất trồng cây lâu năm là dùng để trồng cây. Vì vậy, nếu bạn không có ý định đầu tư vào việc trồng cây (tự canh tác hoặc thuê người làm) thì nên cân nhấc trước khi mua đất trồng cây lâu năm. Vì theo quy định, nếu chủ sử dụng không canh tác sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục thì có thể bị Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.

Thực tế trong thời gian qua, nhiều người đầu tư đất trồng cây lâu năm vì ôm mộng chuyển sang thổ cư. Bởi lẽ, khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm sang thổ cư thành công thì lợi nhuận đem về có thể nhân đôi, hoặc hơn nữa. Tuy nhiên, bạn cần phải tìm hiểu thông tin quy hoạch thật kỹ trước khi “xuống tiền” đầu tư.

Bởi vì mua đất cây lâu năm theo hình thức này thì khả năng sinh lời cao nên rủi ro cũng lớn. Đã nhiều người tin vào “cò đất” hứa hoặc không tìm hiểu thông tin kỹ đã ôm nợ vì mua đất cây lâu năm để chuyển thổ cư.

Khắc phục rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quát về đất cây lâu năm. Đồng thời, bạn cũng hiểu rõ hơn về mục đích mua đất đầu tư của bản thân để xác định có nên chọn đất trồng cây hay không.

Ngôi Nhà Đầu Tiên cũng muốn chia sẻ đến bạn những biện pháp khắc phục rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm như sau:

+ Chỉ mua đất khi có đầy đủ giấy tờ pháp lý và còn hạn sử dụng;

+ Kiểm tra quy hoạch thật kỹ trước khi mua đất (Nếu đất cây lâu năm nằm trong vùng quy hoạch thổ cư thì khả năng được chuyển thổ rất cao);

+ Tìm xem bảng giá đất trồng cây lâu năm tại địa phương (Đồng thời kiểm tra giá đền bù đất trồng cây lâu năm dự định mua);

+ Tìm hiểu thêm các yếu tố liên quan như: vị trí địa lý, thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu,… Điều này không những giúp việc canh tác cây lâu năm hiệu quả mà còn giúp bạn bán đất trồng cây lâu năm dễ dàng hơn.

Đây là những kinh nghiệm đầu tư bất động sản mà Ngôi Nhà Đầu Tiên đã tìm hiểu, trải nghiệm. Những thông tin về rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm được chia sẻ từ nhiều nhà đầu tư bất động sản cá nhân. Hy vọng sẽ đem đến cho bạn kiến thức về đất trồng cây lâu năm.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

Scroll to Top