DIỆN TÍCH ĐẤT THỔ CƯ TỐI ĐA LÀ BAO NHIÊU?

DIỆN TÍCH ĐẤT THỔ CƯ TỐI ĐA LÀ BAO NHIÊU là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong thời gần đây. Bởi lẽ, khi kinh tế phát triển thì các nhu cầu sở hữu vật chất cũng tăng cao.

Trong bài viết này, Ngôi Nhà Đầu Tiên cùng bạn phân tích diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu.

Mục lục:

  1. Đất thổ cư là gì?
  2. Hạn mức giao đất ở
    2.1 Hạn mức giao đất ở tại nông thôn
    2.2 Hạn mức giao đất ở tại đô thị
  3. Hạn mức công nhận đất ở
  4. Diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu?
  5. Ý nghĩa của hạn mức đất ở

Căn cứ pháp lý:


1. Đất thổ cư là gì?

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, không có loại đất nào tên là đất thổ cư. Đất thổ cư là tên gọi quen thuộc của người dân chỉ loại đất được phép xây nhà. Loại đất này nằm trong nhóm đất phi nông nghiệp.

Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi sẽ không đi sâu vào phân tích đất thổ cư là gì. Thay vào đó, chúng tôi chú trọng giải đáp xoay quanh vấn đề “diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu”.

Mời bạn tham khảo thêm bài ĐẤT THỔ CƯ LÀ GÌ?

Đất thổ cư (còn gọi đất ở) gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị.

Theo đó, đất ở nông thôn có ký hiệu là ONT. Đây là loại đất ở thuộc địa giới hành chính khu vực nông thôn và do xã quản lý. Đất ở nông thôn có chính sách thuế và quy hoạch riêng theo từng khu vực. Đất ONT thường được ưu tiên cấp phép xây dựng vườn và ao để phục vụ cho sự phát triển của địa phương đó.

Đất ở đô thị có ký hiệu là ODT. Đất ở đô thị thuộc phạm vi quản lý của các phường, thị trấn, quận, thành phố, thị xã. Hoặc khu dân cư quy hoạch của đô thị mới. Đất ở đô thị cũng có chính sách thuế và quy định riêng. Phần lớn người dân mua đất ở đô thị phục vụ mục đích xây dựng nhà để ở.

đất ở

2. Hạn mức giao đất ở

Hạn mức đất ở là mức tối đa được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất về diện tích đất sử dụng vào mục đích xây nhà ở cho gia đình, cá nhân.

Có thể hiểu hạn mức giao đất ở là diện tích đất thổ cư tối đa được nhà nước giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở. Hiện tại, hạn mức giao đất ở tại mỗi địa phương có quy định khác nhau, tuỳ điều kiện thực tế và tập quán địa phương. Đồng thời, hạn mức giao đất ở tại đô thị và hạn mức giao đất ở tại nông thôn cũng khác nhau. Mời bạn cùng xem điểm khác nhau qua phân tích dưới đây.

2.1 Hạn mức giao đất ở tại nông thôn

Theo khoản 1 Điều 143 Luật Đất đai năm 2013, đất ở tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất tại nông thôn. Các công trình này phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Hạn mức giao đất ở tại nông thôn do UBND cấp tỉnh quy định. Theo đó, căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

2.2 Hạn mức giao đất ở tại đô thị

Đất ở tại đô thị là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất tại đô thị. Hạn mức giao đất ở tại đô thị được quy định tại khoản 4 Điều 143 Luật Đất đai năm 2013.

UBND cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

Vì vậy, hạn mức giao đất ở tại đô thị ở mỗi địa phương sẽ khác nhau.

hạn mức giao đất ở

3. Hạn mức công nhận đất ở

Theo điểm a khoản 4 Điều 103 Luật Đất đai năm 2013, UBND cấp tỉnh sẽ quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình. Theo đó, UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương công nhận đất ở theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình.

Cụ thể, khoản 4 Điều 103 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:

“Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình phù hợp với tập quán ở địa phương theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình;

b) Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương;

c) Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.”.

4. Diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu?

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã nắm phần nào hạn mức giao và công nhận đất ở tại nước ta rồi. Thực tế, diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu ở mỗi tỉnh, thành sẽ không giống nhau. Bởi lẽ, dựa trên quỹ đất địa phương, quy hoạch tổng thể, tập quán,… UBND cấp tỉnh sẽ quy định diện tích đất thổ cư tối đa cho mỗi hộ gia đình, cá nhân.

Tại đây, Ngôi Nhà Đầu Tiên sẽ giới thiệu đến bạn diện tích đất thổ cư tối đa tại một số tỉnh, thành để bạn tham khảo.

Diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu

Diện tích đất thổ cư tối đa tại tỉnh Đồng Tháp

Để biết diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu tại tỉnh Đồng Tháp, bạn đọc cần đọc Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 09/12/2014. Quyết định này quy định cụ thể hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Cụ thể, tại chương II và chương III quy định hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có nêu rõ:

Hạn mức giao đất ở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

+ Hạn mức giao đất ở tại đô thị được quy định như sau:

  • Đối với những khu vực đã có quy hoạch xây dựng chi tiết thì hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân là diện tích lô đất theo quy hoạch xây dựng đã được duyệt.
  • Đối với những khu vực chưa có quy hoạch xây dựng chi tiết thì hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tối đa không quá 200 m2.

+ Hạn mức giao đất ở tại nông thôn tối đa không quá 400 m2.

Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

+ Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở tại đô thị cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tối đa không quá 400 m2.

+ Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở tại nông thôn cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tối đa không quá 600 m2.

Theo đó, mỗi tỉnh/thành sẽ có quy định diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu khác nhau. Dựa trên căn cứ này, bạn có thể xem quy định hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân ở từng tỉnh/thành.

5 Ý nghĩa của hạn mức đất ở

Việc quy định hạn mức đất ở mang lại nhiều ý nghĩa cho sự phát triển đồng bộ về kinh tế và xã hội. Cụ thể:

+ Quy định diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu tại mỗi tỉnh/thành sẽ giúp quy hoạch tổng thể phát triển bền vững. Điều này giúp kinh tế, xã hội phát triển có kế hoạch, bền vững hơn.

+ Quy định hạn mức đất ở sẽ ngăn cản việc chuyển sang đất thổ cư một cách ồ ạt của người đâu cơ đất đai. Điều nay không chỉ khiến đất đai sử dụng không đúng mục đích, dễ bị hoang hoá mà còn khiến diện tích đất nông nghiệp giảm. Từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế nông nghiệp của đất nước.

+ Quy định hạn mức đất ở còn giải quyết được tình trạng tích tụ đất đai, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.

+ Việc quy định hạn mức đất ở và phân bổ đất ở có thể tạo sự đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.

Trên đây là nội dung liên quan đến “diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu” mà Ngôi Nhà Đầu Tiên gửi đến bạn đọc. Hy vọng đã giải đáp được thắc mắc bạn đọc xoay quanh vấn đề này.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

5/5 - (1 bình chọn)

About The Author

Scroll to Top