Kiến Thức Bất Động Sản

Kiến thức bất động sản là hành trang cần thiết cho mỗi cá nhân trên hành trình sở hữu nhà ở. Thậm chí, nếu bạn không đầu tư kinh doanh hay làm môi giới trong lĩnh vực này thì cũng nên đầu tư kiến thức cơ bản về bất động sản.

Bởi lẽ, bất động sản không chỉ liên quan đến lĩnh vực đầu tư kinh doanh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống từng cá nhân. Trang bị kiến thức bất động sản sẽ giúp bạn có nền tảng căn bản để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Để hiểu toàn diện kiến thức bất động sản là gì, chúng ta đi vào từng khái niệm trong lĩnh vực bất động sản.

Để đầu tư hiệu quả, bên cạnh kiến thức chuyên môn còn đòi hỏi bạn phải có khả năng nắm bắt thị trường nhanh nhạy. Bên cạnh cập nhật kiến thức bất động sản, Ngôi Nhà Đầu Tiên thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm đầu tư bất động sản thành công đến bạn đọc trong các bài viết tiếp theo.

tự học kiến thức bất động sản

>>> Bài Mới Nhất

Kiến thức bất động sản là gì?

Kiến thức bất động sản là một lĩnh vực rất rộng, đòi hỏi chúng ta phải bỏ thời gian, công sức để nghiên cứu và học hỏi. Bài viết sẽ khái quát những kiến thức bất động sản quan trọng thường gặp trong giao dịch mua bán nhà đất để bạn đọc nắm vững. Và dĩ nhiên, trước tiên mời bạn đi vào từng khái niệm cơ bản về kiến thức bất động sản.

Bất động sản là gì?

Có thể hiểu bất động sản là những tài sản không di dời được.

Theo khoản 1 Điều 107 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Phân biệt bất động sản và động sản

Luật này cũng quy định động sản là những tài sản không phải bất động sản.

Từ phương pháp loại trừ trên, ta có thể hiểu động sản là tài sản có thể di dời được. Động sản có thể được hiểu là tài sản: tiền, giấy tờ có giá, tàu, xe,…

Quy định pháp luật về bất động sản

Văn bản luật trong lĩnh vực bất động sản

+ Luật Dân sự 2015;

+ Luật Kinh doanh bất động sản 2014;

+ Luật đất đai 2013;

+ Luật Nhà ở 2014;

+ Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010;

+ Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993;

+ Luật Đo đạt và bản đồ 2018;

Nghị định trong lĩnh vực bất động sản

+ Nghị định 02/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản;

+ Nghị định 30/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở;

+ Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai;

+ Nghị định 96/2019/NĐ-CP quy định về khung giá đất;

+ Nghị định 79/2019/NĐ-CP sửa đổi điều 16 Nghị định 45/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất;

Thông tư trong lĩnh vực bất động sản

+ Thông tư 11/2015/TT-BXD quy định về cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; Hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản; Việc thành lập và tổ chức hoạt động của sàn giao dịch bất động sản;

Đây chỉ là một số văn bản luật, nghị định, thông tư thường gặp trong lĩnh vực bất động sản mà Ngôi Nhà Đầu Tiên muốn giới thiệu đến bạn đọc.

Các thuật ngữ trong kinh doanh bất động sản

Các thuật ngữ trong kinh doanh bất động sản được giải thích cụ thể tại Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Bạn đọc có thể tìm đọc sách này để nắm vững những quy định liên quan đến kinh doanh bất động sản. Trong bài viết, chúng tôi sẽ đề cập đến những thuật ngữ chủ yếu mà nhà đầu tư bất động sản cá nhân sẽ thường gặp trên thị trường.

Kinh doanh bất động sản

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, kinh doanh bất động sản là việc thực hiện một số hoạt động liên quan đến giao dịch bất động sản. Cụ thể là việc:

+ Đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng;

+ Cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản;

+ Thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản;

+ Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản;

+ Dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.

Sàn giao dịch bất động sản là gì?

Theo khoản 6 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 sàn giao dịch bất động sản là nơi diễn ra các giao dịch về mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.

Ta có thể hiểu sản giao dịch bất động sản là cầu nối giữa người mua và người bán. Đồng thời, sàn giao dịch còn có vai trò hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển toàn diện.

Môi giới bất động sản là gì?

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 môi giới bất động sản là việc làm trung gian cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.

Người làm môi giới bất động sản cần phải có chứng chỉ hành nghề môi giới do Bộ xây dựng cấp.

Người môi giới bất động sản kết nối giữa người bán và người mua và hưởng hoa hồng từ phí môi giới.

Quản lý bất động sản

Theo khoản 5 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, quản lý bất động sản là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động về quản lý, khai thác và định đoạt bất động sản.

Người quản lý bất động sản có thể có người có quyền sử dụng đất (chủ đất) hoặc người được chủ sử dụng uỷ quyền. Để uỷ quyền quản lý bất động sản, các bên cần đến phòng công chứng làm thủ tục uỷ quyền để tránh tranh chấp pháp lý về sau.

Trên thực tế, đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất. Người dân chỉ có quyền sử dụng (không có quyền sở hữu).

Tư vấn bất động sản

Theo khoản 8 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, tư vấn bất động sản là hoạt động trợ giúp về các vấn đề liên quan đến kinh doanh bất động sản theo yêu cầu của các bên.

Nếu cá nhân không nắm rõ quy định pháp luật về bất động sản thì nên đến văn phòng luật sư (chuyên lĩnh vực nhà đất) để được tư vấn. Hành động này sẽ đảm bảo quyền lợi của các bên trong giao dịch bất động sản và tránh để lại hậu quả pháp lý không đáng có.

Kiến thức đầu tư bất động sản

KIẾN THỨC ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN là nền tảng căn bản để một cá nhân tham gia vào thị trường nhà đất nắm phần thắng. Bởi lẽ, ngoại trừ may mắn thì phần lớn trong chúng ta đều phải trang bị kiến thức đầu tư bất động sản mới có thể "chốt lời" với loại hình đầu tư này.

Thậm chí, nhiều trường hợp đã phải "trắng tay" khi đầu tư bất động sản trong "mơ hồ". Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức đầu tư bất động sản trước khi "xuống tiền" là điều rất cần thiết. Để làm rõ vấn đề này, mời bạn tìm hiểu khái niệm kiến thức đầu tư bất động sản là gì?

Kiến thức đầu tư bất động sản là gì?

Kiến thức đầu tư bất động sản là nền tảng để nhà đầu tư bước vào thị trường bất động sản. Là tập hợp những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Để có thể đầu tư “thắng đậm” trong lĩnh vực bất động sản đòi hỏi nhà đầu tư cần nắm vững các kiến thức:

+ Kiến thức bất động sản

+ Kinh nghiệm đầu tư bất động sản;

+ Thị trường giao dịch bất động sản;

+ Kiến thức quản lý tài chính cá nhân;

+ Kiến thức phong thuỷ nhà đất;….

Kiến thức đầu tư bất động sản theo từng phân khúc

Căn cứ vào các loại hình của bất động sản, nhà đầu tư có thể lựa chọn theo từng phân khúc nhất định. Theo đó, các phân khúc bất động sản mà các nhà đầu tư bất sản Việt Nam thường nhắm đến trong thời gian qua gồm:

+ Đầu tư bất động sản đất nền;

+ Đầu tư bất động sản nhà phố;

+ Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng;

+ Đầu tư căn hộ chung cư;

+ Đầu tư condotel (căn hộ khách sạn);

+ Đầu tư bất động sản đất nông nghiệp;

+ Đầu tư bất động sản đất thổ cư;

+ Đầu tư bất động sản đất thương mại dịch vụ;

Theo đó, bên cạnh kiến thức đầu tư bất động sản chung thì nhà đầu tư còn trang bị kiến thức riêng trong từng phân khúc.

Bong bóng bất động sản là gì?

Bóng bóng bất động sản (còn gọi bong bóng nhà đất) là một thuật ngữ không quá xa lạ với những người đầu tư bất động sản. Đây là hiện tượng phản ánh giá bất động sản tăng quá mức so với giá trị thực.

Điều này dẫn đến thị trường mất tính thanh khoản, người đầu tư không thể bán được bất động sản. Nếu tình hình kéo dài có thể dẫn đến việc phá sản của nhiều nhà đầu tư. Đồng thời gây ra hiện tượng “vỡ” bong bóng bất động sản.

Định giá bất động sản

Trên thực tế, thị trường hiện nay đang tồn tại hai loại giá bất động sản. Gồm giá nhà nước và giá thị trường.

+ Giá nhà nước là mức giá được UBND tỉnh, thành phố ban hành. Khung giá đất này được thay đổi theo từng năm. Giá đất này sẽ làm căn cứ tính thuế hoặc bồi thường khi giải phóng mặt bằng.

+ Giá thị trường là giá thoả thuận giữa người bán và người mua. Đây là giá giao dịch bất động sản thực tế trong những năm qua. Thông thường, giá thị trường luôn cao hơn giá nhà nước rất nhiều.

Thuế, phí khi giao dịch bất động sản được tính dựa trên giá thoả thuận trong hợp đồng công chứng.

Scroll to Top