Với tài chính eo hẹp thì việc mua nhà sổ chung là lựa chọn của khá nhiều người muốn an cư. Tuy nhiên, không ít người đã thiệt hại nặng nề khi mua nhà số chung khiến tạo tâm lý “rén” khi mua.
Nếu bạn đang quan tâm đến mua nhà sổ chung thì nên đọc kỹ bài viết này. Bên cạnh việc giải thích SỔ CHUNG LÀ GÌ? Ngôi Nhà Đầu Tiên sẽ phân tích kỹ những rủi ro mua nhà sổ chung và biện pháp khắc phục.
Mục lục
- Nhà sổ chung là gì?
- Tại sao lại có đất sổ chung?
- Có nên mua nhà sổ chung
- Mua nhà sổ chung có rủi ro gì?
1. Nhà sổ chung là gì?
Quy định pháp luật hiện hành không có khái niệm “sổ chung”, “sổ riêng”, “sổ đỏ”, “sổ hồng” mà đây là từ ngữ dân gian gọi. Theo đó, sổ chung có nghĩa là thửa đất có từ 2 người trở lên đồng sở hữu. Những người này có thể không có quan hệ con cái, vợ chồng mà có nhu cầu thì cũng có thể cùng mua nhà đất.
Dù là nhà sổ chung hay sổ riêng thì đều sẽ được cấp sổ thống nhất cùng một mẫu theo Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT. Những người đồng sở hữu sẽ được ghi tên lên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sổ hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (tạm gọi sổ đỏ).
Người đồng sở hữu cùng có quyền định đoạt, sang nhượng, cho thuê,… bất động sản chung đó. Chính vì có cùng quyền như nhau đối với nhà sổ chung, chính vì vậy những người đồng sở hữu sẽ bị chi phối bởi nhau. Cụ thể, nếu một trong những người đồng sở hữu không đồng ý chuyển nhượng bất động sản thì pháp luật không công nhân việc giao dịch của những người còn lại.
Hiểu được sổ chung là gì cũng như những quy định liên quan là điều rất cần thiết. Điều này giúp bạn hiệu quyền lợi và hạn chế của mình là gì để cân nhấc có nên mua nhà sổ chung không.
2. Tại sao lại có đất sổ chung?
Theo tìm hiểu của Ngôi Nhà Đầu Tiên có nhiều nguyên nhân có đất sổ chung. Một trong những lý do có nhà đất sổ chung do người mua nhà đất eo hẹp về tài chính.
Ví dụ, ông A có 500 triệu nhưng muốn mua nhà đất trị giá khoảng 1 tỷ (của ông B) tại phường Yên Thế, thành phó Pleiku, tỉnh Gia Lai. Lúc này, ông A và ông B sẽ cùng thoả thuận sở hưu chung nhà đất trên. Theo đó, ông A và ông B cùng nhau ra phòng công chứng để làm thủ tục giao dịch mua bán một phần bất động sản. Sau khi thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý theo quy định, ông A và ông B sẽ được cấp sổ đồng sử dụng nhà đất trên.
Đây là lý do chính xuất hiện nhà đất sổ chung trong thời gian qua. Bên cạnh đó, thì quy định về hạn mức tách thửa tại mỗi tỉnh thành cũng tác động đến quyền sử dụng nhà đất. Theo đó, mỗi địa phương sẽ có hạn mức tách thửa khác nhau (diện tích tối thiểu, chiều rộng mặt tiền bao nhiêu, dài bao nhiêu,…). Một số người muốn bán bớt phần đất đang sử dụng nhưng lại không đủ điều kiện tách thửa theo quy định đã quyết định bán một phần. Vì vậy, hình thức sở hữu chung xuất hiện.
Bên cạnh đó, việc thừa kế bất động sản từ cha mẹ cho con cái cũng tạo nên quyền sở hữu chung. Ví dụ: 4 anh chị em trong gia đình được bố mẹ cho tặng (thừa kế) nhà đất nên xuất hiện tình trạng nhà sổ chung.
Ngoài ra, việc mua chung cư sẽ cũng xuất hiện việc sở hữu riêng, sở hữu chung (lối đi, thang máy, sân chung,…).
3. Có nên mua nhà sổ chung
Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ sổ chung là gì? cũng như tại sao có nhà đất sổ chung rồi. Lúc này bạn cũng có thể xác định phần nào việc có nên mua nhà sổ chung hay không.
Nếu vẫn muốn sở hữu nhà đất trong khi khả năng tài chính không cho phép thì mua nhà sổ chung cũng là một lựa chọn. Khi đã lựa chọn mua nhà sổ chung thì bạn cần nắm vững những kiến thức pháp lý cơ bản để tự bảo vệ mình.
Bạn phải hiểu rằng khi sở hữu nhà sổ chung thì bạn và những người đồng sở hữu đều có quyền quyết định chung. Việc đồng sở hữu sẽ có tác động qua lại lẫn nhau. Lúc này, bạn không thể một mình định đoạt nhà đất chung mà phải được sự đồng ý của những người cùng sở hữu.
Ngoài ra, việc sinh sống tại nhà đất chung cũng sẽ ảnh hưởng phần nào đến chất lượng sống của bạn. Điển hình, có thể nói là bạn không có gian riêng (trừ khi xác định rõ bạn sở hữu riêng phần diện tích nào trong căn nhà). Dù vậy thì cuộc sống bạn cũng sẽ bị tác động một phần nào bởi những người khác trong nhà.
4. Mua nhà sổ chung có rủi ro gì?
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, mua nhà sổ chung có nhiều rủi ro. Điển hình, trong thời gian qua, có không ít trường không đủ điều kiện tách thửa đã bán nhà sổ chung bằng hình thức lập vi bằng. Bạn phải biết rằng, việc giao dịch bất động sản thông qua hình thức vi bằng không được pháp luật thừa nhận. Nếu có bất kỳ tranh chấp xảy ra sau này thì vi bằng chỉ là chứng cứ để xử lý.
Vì vậy, nếu quyết định mua nhà sổ chung thì cần yêu cầu người bán ra công chứng để làm thủ tục theo quy định pháp luật. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro khi mua nhà sổ chung cũng như là căn cứ pháp lý để bảo vệ tài sản của mình.
Một trong những rủi ro khác của mua nhà sổ chung là việc người đồng sở hữu muốn chuyển nhượng lại nhà đất. Nếu bạn có đủ tài chính lại mua lại thì quá tốt. Tuy nhiên, nếu bạn không mua lại được mà bán cho người khác thì lại có sự xáo trộn về quyền sở hữu.
Bên cạnh những rủi ro về sổ chung thì bạn cũng nên tìm hiểu về những rủi ro khác liên quan khi mua nhà đất. Cụ thể gồm:
+ Kiểm tra tính pháp lý của nhà đất có đủ điều kiện giao dịch chuyển nhượng không?
+ Tìm hiểu quy hoạch của bất động sản định mua.
+ Tìm hiểu những người đồng sở hữu trước khi quyết định mua nhà đất.
Trên đây là những kiến thức về SỔ CHUNG LÀ GÌ? Những rủi ro mua nhà sổ chung mà Ngôi Nhà Đầu Tiên muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng thông tin này giúp bạn lựa chọn được bất động sản như ý.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.